CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 30.9.2023

Thứ tư - 27/09/2023 23:15
1.  Hát hò đối đáp “Ai về bình Định mà coi
Ca cảnh Hát hò đối đáp “Ai về Bình Định mà coi” ca ngợi, quảng bá vẻ đẹp của các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa và con người Bình Định; Mừng quê hương, đất nước tươi đẹp trở lại sau Đại dịch Covid- 19 với nhiều làn điệu hò phong phú như: Xuân nữ, Hò quảng, Hò hê, Sắc bùa, Lô tô … thường biểu diễn phục vụ trong các dịp lễ, hội…
Tác giả:   NSƯT Tấn Hào
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Bích Lĩnh, Hồng Diễm, Võ Nương, Thành Việt, Chí Cường, Trung Hiếu.
2. Đơn ca nữ “khúc tự tình Quy Nhơn”
Sáng tác: NSƯT Đinh Văn Nhân
Biểu diễn: Nghệ sỹ Lê Tuyền

VỞ BÀI CHÒI LÂM SANH XUÂN NƯƠNG

                                                                         Trích đoạn "Bà Tiều thăm con" 
3. Biểu diễn võ thuật
4. Múa “Trúc xinh
Mang âm hưởng dân ca kết hợp với đương đại, múa “Trúc xinh”  lấy cảm hứng từ hình tượng cây trúc gắn liền với hình ảnh xinh đẹp  của người con gái Việt Nam qua câu cao dao:
                             “Trúc xinh trúc mọc đầu đình
                             Em xinh em đứng một mình cũng xinh”
Với các động tác múa giàu hình tượng, mềm mại, uyển chuyển đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người thưởng thức.
 Biên đạo múa:  Kim Tiển
 Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Kim Tiển, Trà Giang, Thuý Kiều, Thuý Vân, Nhuỵ Hảo, Hoài Thương.
5. Song ca Bài chòi “ Ai về Bình Định”
“Muốn ăn bánh ít lá gai
 Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi”
 Hay “Em về Bình Định cùng anh
 Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa
Đó là những câu ca dao đề cập đến “đặc sản” của quê hương Bình Định đã được nhạc sỹ Nguyễn Dự vận dụng linh hoạt, khéo léo và đưa vào bài hát “Ai về Bình Định”.  Với những ca từ ngọt ngào, đặc sắc, mang khí chất riêng của đất và người Bình Định đem đến cho người nghe nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Mời quý vị cùng thưởng thức tiết mục song ca Bài chòi “Ai Về Bình Định
Biểu diễn:  Các nghệ sỹ: Bích Lĩnh - Thành Việt
6. Biểu diễn võ thuật

TIẾT MỤC MÚA CHĂM (2)
                             
  Tiết mục múa "Vũ điệu Champa"
7. Múa “Vũ điệu Champa”
 Mảnh đất Bình Định có truyền thống văn hóa lâu đời với các nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Champa mà di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chăm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo, là những di sản văn hoá vô giá với dấu tích thành quách và nhữn ngọn tháp rêu phong đứng vững trước thử thách của thời gian. Ai đã một lần đến Bình Định sẽ nhớ mãi những ngọn tháp Chăm đẹp đến ngây ngất cùng những điệu múa Chăm đong đầy cảm xúc. Văn hóa Champa không những còn lại trên những ngọn tháp Chăm sừng sững mà còn được phục hiện qua điệu múa Chăm lung linh, huyền ảo.
Biên đạo: Thu Hương
Biểu diễn: Các Nghệ sỹ: Kim Tiển, Trà Giang, Thuý Kiều, Nhị Hảo, Thuý Vân.
8. Trích đoạn Bài chòi “Bà Tiều thăm con
Trích trong vở Ca kịch Bài chòi dân gian “Lâm Sanh- Xuân Nương.
Biểu diễn:   Nghệ sỹ Võ Nương vai Bà Tiều
                   Nghệ sỹ Hồng Diễm vai Phu nhân
                   Nghệ sỹ Phương Phú vai Lâm Sanh
                   Nghệ sỹ Lê Tuyền vai Xuân Nương
                   Nghệ sỹ Xuân Hoàng vai Gia Đồng


 

Tác giả bài viết: Bài: Thục Nương; Ảnh: Hoàng Dũng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây