CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 26.8.2023
Bài: Duy Linh- Thuý Hường; Ảnh: Thục Nương, Công Phượng
2023-08-23T21:24:38-04:00
2023-08-23T21:24:38-04:00
https://nhahatntttbinhdinh.com.vn/vi/news/tin-tuc/chuong-trinh-bieu-dien-nghe-thuat-cua-nha-hat-nghe-thuat-truyen-thong-tinh-phoi-hop-voi-trung-tam-vo-thuat-co-truyen-binh-dinh-tai-quang-truong-nguyen-tat-thanh-ngay-26-8-2023-165.html
https://nhahatntttbinhdinh.com.vn/uploads/news/2023_08/anh-hat-ho-doi-dap.jpg
Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định
https://nhahatntttbinhdinh.com.vn/uploads/lk4.png
Thứ tư - 23/08/2023 21:10
1. Hát hò đối đáp “Ai về bình Định mà coi”
Ca cảnh Hát hò đối đáp “Ai về Bình Định mà coi” ca ngợi, quảng bá vẻ đẹp của các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa và con người Bình Định; Mừng quê hương, đất nước tươi đẹp trở lại sau Đại dịch Covid- 19 với nhiều làn điệu hò phong phú như: Xuân nữ, Hò quảng, Hò hê, Sắc bùa, Lô tô … thường biểu diễn phục vụ trong các dịp lễ, hội…
Tác giả: NSƯT Tấn Hào
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Bích Lĩnh, Hồng Diễm, Võ Nương, Thành Việt, Chí Cường, Trung Hiếu.
2. Đơn ca nữ “Đi tìm câu hát lý thương nhau”
“Thương nhau tình thắm ối a nghĩa nồng
Nghe câu hát em đi tìm, đi tìm người hát…
Câu hát lý thương nhau….”
Đó là lời của ca khúc trữ tình, lãng mạn, ngọt ngào của nhạc sỹ Vĩnh An viết trong bài hát “Đi tìm hát lý thương nhau”.
Biểu diễn: Nghệ sỹ Bạch Lan
Tiết mục "Hát hò đối đáp"
3. Biểu diễn võ thuật
Cùng với Hát bội, Bài chòi, võ cổ truyền Bình Định được biết đến như một thành tố văn hóa không thể thiếu của quê hương Bình Định. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, trở thành một nét văn hóa đặc sắc ẩn chứa khí thế hào sảng của vùng đất Bình Định.
Người Bình Định luôn tự hào về truyền thống thượng võ của quê hương mình, niềm tự hào đó càng được nhân lên khi võ cổ truyền Bình Định vinh dự được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để góp phần gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa võ cổ truyền Bình Định, các thế hệ con cháu ngày nay vẫn say mê luyện tập. Học võ không chỉ để phòng thân, rèn luyện sức khỏe, mà còn để quảng bá, giới thiệu nét đẹp của võ cổ truyền, nét đẹp của Miền đất võ Bình Định với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
3.1 Hùng Kê Quyền: Bài Hùng kê quyền do Nguyễn Lữ biên soạn, trong ba anh em nhà Tây sơn, Nguyễn Lữ là em thứ ba. Vốn người mảnh khảnh, tánh nết hiền hòa, thích văn hơn võ. Tuy nhiên , ông cũng học được nhiều môn võ và chuyên về môn “Miên quyền”. Vốn mê xem gà đá, Nguyễn Lữ đã nghiền ngẫm, nghiên cứu các thế đá ào ạt tấn công của con gà lớn, các thế lặn hụp, tránh né, xỏ vỉa, đâm sường, của con gà nhỏ. Để rồi tạo ra thế phản công, đá bại con gà lớn. Từ đó ông rút ra các yếu tố kỷ thuật sáng tạo nên bài Hùng Kê quyền, rất phù hợp với tầm vóc và lối đánh của người Việt Nam: “Yếu có thể đánh mạnh, thấp có thể đánh cao, nhỏ có thể đánh lớn, ít có thể đánh nhiều”.
3.2 Quyền Thiền Sư: được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay. Bài quyền có 28 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau là sự kết hợp giữa thân pháp, thủ pháp và cước pháp. Lúc thì đánh nhu, lúc thì đánh cương, uyển chuyển mạnh mẽ.
3.3 Đao Lăn Khiên:
Chấp thủ Lăn Khiên, trực tiền thủ thế
Hoành thân lập bộ, lạc mã đê đầu.
Đại bàn phi cánh, hoành thân trực chiến,
Nhị bộ chim ưng, thối tọa âm dương,
Tả canh hạ thủ, lăng khiên lưỡng địa
Tây chiến như đông, tả hữu tấn công,
Tung hoành ngũ lộ, tẩu mã đê đầu,
Hoành thân bái tổ- lập bộ như tiền.
Tiết mục biểu diễn võ thuật
4. “Rủ nhau đi đánh Bài chòi”
“Rủ nhau đi đánh Bài chòi
Để con nó khóc đến lòi rún ra”
Là câu ca dao lưu truyền trong nhân dân khi nhắc đến Bài chòi- bộ môn nghệ thuật độc đáo của dân tộc ta ra đời từ trò diễn xướng dân gian, được nhân dân các tỉnh miền Trung nói chung và nhân dân Bình Định nói riêng rất yêu thích.
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Võ Nương, Bạch Lan, Hồ Điệp, Hồng Diễm, Thiên Nga, Duy Long, Anh Tuấn, Thành Việt, Chí Cường, Trung Hiếu.
5. Múa “Trúc xinh”
Mang âm hưởng dân ca kết hợp với đương đại, múa “Trúc xinh” lấy cảm hứng từ hình tượng cây trúc gắn liền với hình ảnh xinh đẹp của người con gái Việt Nam qua câu cao dao:
“Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh”
Với các động tác múa giàu hình tượng, mềm mại, uyển chuyển đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người thưởng thức.
Biên đạo múa: Kim Tiển
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Kim Tiển, Trà Giang, Thuý Kiều, Thuý Vân, Nhuỵ Hảo.
6. Biểu diễn võ thuật
6.1 Lôi Long Đao: Do đô đốc Võ Văn Dũng Tự nghiên cứu chiêu thức soạn thành bài pháp này, tương truyền rằng đất Tây sơn địa hình hiểm trở, núi non trùng điệp để đường Lôi Long đao được nhuần nhuyễn, Ông thường tới Thạch Hồ ở Hầm Hô để ngày đêm luyện tập. Những thế đá trơn trượt, rêu phong, là điều kiện tốt để ông luyện tấn thêm vững chắc. Bài Lôi Long Đao có 66 hành pháp liên hoàn, Theo nghệ thuật cấu trúc các pháp thao không bị trùng lập. Ông soạn xong bài pháp này tại vùng đất Tây
Sơn Hạ vào mùa thu năm Mậu Tý (1768)
6.2 Song phượng kiếm. Bài Song phượng kiếm do Đô đốc Bùi Thị Xuân tự nghiên cứu chiêu thức mà soạn thành, trong thời kỳ bà huấn luyện đội tượng binh ở vùng đất Tây Sơn thượng. Theo lưu truyền buổi tập nào Bà cũng thấy một đôi chim phượng đậu trên cành cây đùa nhau, bay lượn xem bà tập, từ đó hằng đêm Bà mô phỏng những động tác bay lượn đùa nhau của đôi chim phượng, Bà soạn nên bài pháp này, và sau đó truyền dạy xuống cho 5 người con gái là “Ngũ phụng thư” theo bà đánh giặc, bài có tầm sát pháp rất cao. Bà soạn xong bài pháp này là ngày 20 tháng 12 năm Canh Dần (1770).
6. 3 Nạp mã môn cương : Bài nạp mã môn cương được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay. Bài quyền có 48 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau là sự kết hợp giữa thân pháp, thủ pháp và cước pháp. Lúc thì đánh nhu, lúc thì đánh cương, uyển chuyển mạnh mẽ.
Trì chưởng ngưu đầu, lan ô tử.
Nạp mã kinh công, tấn long thần.
Quỳnh môn chiếu hậu, trùng hình pháp.
Giá vũ chiêu hồn, ức long xa.
Vọng bái Hư Minh tổ sư đài.
Tiết mục Liên khúc dân ca khu V
7. Liên khúc dân ca khu V (lý thượng, lý vãi chài, lý ngựa ô)
Kết hợp sử dụng nhiều làn điệu Dân ca cổ, phong phú của Dân ca Liên khu V trước đây như: Lý thượng, Lý vãi chài, Lý ngựa ô để tạo nên một liên khúc dân ca hấp dẫn, sôi nổi, nhiều màu sắc khi trình diễn, nhằm ca ngợi tình yêu quê hương, đất đước và tình yêu lứa đôi trong sáng, chân thành, giản dị, mang lại cảm giác vui vẻ, phấn chấn trong lao động và sản xuất cho người dân.
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Võ Nương, Bích Lĩnh, Hồ Điệp, Hồng Diễm, Thuý Vân, Bạch Lan.
8. Trích đoạn “Vạn Lịch ăn xin” trích từ vở Ca kịch Bài chòi “Đồng tiền Vạn Lịch”
Lấy cốt truyện từ dân gian, trích đoạn “Vạn Lịch ăn xin” kể về bi kịch cuộc đời của Vạn Lịch. Anh là một đại phú thương giàu có nhất vùng nhưng vì tính hiếu thắng nên đã đem hết gia tài và cả người vợ xinh đẹp của mình ra cá cược và bị mắc lừa đối phương nên mất tất cả. Cuối cùng Vạn Lịch trở thành người đi xin tình, xin nghĩa ở đời để xoa dịu nỗi đau khổ, dặn vặt lương tâm và mong tha thứ cho lỗi lầm của mình gây ra. Với vũ đạo là cây gậy và chiếc nón cời trên tay, diễn viên thể hiện nhiều tâm trạng, cảm xúc khác nhau: lúc điên dại, nhớ nhung, mơ màng về nàng Mai, lúc thì căm hận khi gặp lại kẻ thù Nam Hải. Qua trích đoạn cũng là lời nhắc nhở con người cần tỉnh táo trước sự cám dỗ của đồng tiền để không phải đánh mất tất cả.
Biểu diễn: Nghệ sỹ Sử Thành Việt trong vai Vạn Lịch
Nghệ sỹ Thuỳ Dung trong vai nàng Mai
Nghệ sỹ Hoài Tâm trong vai Nam Hải
Tác giả bài viết: Bài: Duy Linh- Thuý Hường; Ảnh: Thục Nương, Công Phượng