CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT VÀ TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 19.8.2023

Thứ tư - 16/08/2023 22:38
1. Hoà tấu nhạc cụ dân tộc bài FlyawayDm
Sáng tác: Nhạc ngoại
Biểu diễn:  Giảng viên, học sinh, sinh viên Trường Đại học FPT tại Bình Định
2. Hoà tấu nhạc cụ dân tộc bàiLý kéo chài”
Biểu diễn: Giảng viên, học sinh, sinh viên Trường Đại học FPT tại Bình Định
3. Múa “Hái lá mùa xuân”
Thông qua các động tác múa thoăn thoắt, nhịp nhàng thể hiện hình ảnh các cô gái người dân tộc Rắc Lây rủ nhau ra rừng hái lá, với ước mong cho cây cối đâm chồi nảy lộc, một năm vụ mới mưa thuận gió hoà, cây cối xanh tươi, nhà nhà no ấm.
Sáng tác múa:  Cố NSND Đặng Hùng
Biểu diễn: Tốp nữ

TIÊU ANH PHỤNG


                                                                     Trích đoạn Tuồng "Tiêu Anh Phụng loạn trào"
          4. Biểu diễn võ thuật
Cùng với Hát bội, Bài chòi, Võ cổ truyền Bình Định được biết đến như một thành tố văn hóa không thể thiếu của quê hương Bình Định. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, trở thành một nét văn hóa đặc sắc ẩn chứa khí thế hào sảng của vùng đất Bình Định.
Người Bình Định luôn tự hào về truyền thống thượng võ của quê hương mình, niềm tự hào đó càng được nhân lên khi võ cổ truyền Bình Định vinh dự được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để góp phần gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa võ cổ truyền Bình Định, các thế hệ con cháu ngày nay vẫn say mê luyện tập. Học võ không chỉ để phòng thân, rèn luyện sức khỏe, mà còn để quảng bá, giới thiệu nét đẹp của võ cổ truyền, nét đẹp của Miền đất võ Bình Định với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Sau đây là chương trình biểu diễn võ cổ truyền Bình Định do các võ sinh đến từ Trung tâm võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định Biểu diễn.
4 1.  36 Động Tác – Biểu diễn : Tập thể Nữ: Bảo Trân, Khánh Ngọc, Hải Thi, Hà Giang, Bảo Hân, Thanh Hằng.
4. 2. Tứ linh đao: Có nguồn gốc từ võ phái Tây Sơn Nhạn – Kim Kê do lão võ sư Đặng Vân Anh sáng lập. Bài Tứ Linh đao đựợc tuyển chọn trong hội nghị chuyên môn võ thuật cổ truyền Việt Nam lần thứ nhất năm 1993, làm bài qui định quốc gia. Đưa vào hệ thống tập luyện và thi đấu toàn quốc. Bài Tứ Linh Đao hội đủ các yếu tố kỷ thuật của bốn con vật “Long, Lân, Quy, Phụng
4. 3.U Linh thương: Giai thoại kể rằng: Mở đầu triều đại nhà Lý, Lý Công Uẩn lê ngôi lấy niên hiệu “Thuận thiên hoàng đế Lý Thái tổ”. Giữa lúc thời loạn nên hoàng đế phải nhiều phen thân chinh cầm quân đi dẹp giặc tại những vùng rừng núi thâm u tịch mịch. Xét thấy giao chiến lúc ban đêm tối trời, rất khó cho binh lính sử dụng những loại binh khí thông thường. Hoàng đế Lý Thái tổ đã sáng tạo ra bài U Linh thương, truyền dạy cho binh sĩ sử dụng rất hiệu quả trong chiến đấu lúc tối trời. Ông gom các chiêu thức từ nhiều chiến trận mà hợp thành bài pháp này, với những hành pháp liên hoành, loạn mã tung thương rất săc bén.
Một điều đặc biệt là suốt hơn nghìn năm, bài võ U Linh Thương của Hoàng đế Lý Thái Tổ vẫn được miền đất võ Bình Định lưu truyền sử dụng cho đến ngày nay.

VÕ BÌNH ĐỊNH
  
                                Tiết mục biểu diễn võ thuật của Trung tâm võ thuật cổ truyền Bình Định

 
5. Độc tấu nhạc cụ sáo bài “Anh vẫn hành quân
Biểu diễn: Nghệ sỹ Nguyễn Kỳ, Trường Đại học PPT tại Bình Định 
 6. Đơn ca namĐất nước tình yêu
 Ca khúc “Đất nước tình yêu” ra đời đã cổ vũ, động viên lớp lớp thanh niên lên đường ra tiền tuyến bảo vệ Tổ quốc thân yêu, để lại người yêu nơi quê nhà. Họ đặt tình cảm riêng tư trong tình yêu đất nước. Nhạc sỹ Lệ Giang đã sáng tác ca khúc để ca ngợi tình yêu lứa đôi lúc ấy: “Khi chúng ta yêu nhau chẳng kẻ thù nào làm con tim ta yếu mềm”. Lời bài hát dẫn dắt người nghe hồi tưởng lại những năm tháng đầy khó khăn, gian khổ nhưng cũng rất hào hùng của dân tộc và là niềm tự hào của tuổi trẻ   của một thời để nhớ.
Biểu diễn: Thanh Trực
 7. Biểu diễn võ thuật
7.1. Phong Hoa Đao: Phong Hoa đao là một trong Ngũ bộ Phong hoa gồm Phong hoa kiếm, Phong hoa đao, Phong hoa côn, Phong hoa thương, Phong hoa thiết phiến của môn phái Hoa Quyền do cố Võ sư Hoàng Văn Thơ sáng lập ở Miền Bắc. Phong hoa đao thi triển lúc cương, lúc nhu, chiêu thức liền mạch theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, Các đòn thế kín kẽ, uyển chuyển, dũng mãnh. Phong hoa đao chia làm 4 thức tượng trưng cho 4 hướng, mỗi thức có 9 thế tượng trưng cho 8 hướng và trung tâm. Tổng cộng toàn bài có 36 thế liên hoàn.
7.2 Nạp mã môn cương : Bài nạp mã môn cương được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay. Bài quyền có 48 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau là sự kết hợp giữa thân pháp, thủ pháp và cước pháp. Lúc thì đánh nhu, lúc thì đánh cương, uyển chuyển mạnh mẽ.
            Trì chưởng ngưu đầu, lan ô tử.
         Nạp mã kinh công, tấn long thần.
        Quỳnh môn chiếu hậu, trùng hình pháp.
        Giá vũ chiêu hồn, ức long xa.
        Vọng bái Hư Minh tổ sư đài.
7.3. Song phượng kiếm. Bài Song phượng kiếm do Đô đốc Bùi Thị Xuân tự nghiên cứu chiêu thức mà soạn thành, trong thời kỳ bà huấn luyện đội tượng binh ở vùng đất Tây Sơn thượng. Theo lưu truyền buổi tập nào Bà cũng thấy một đôi chim phượng đậu trên cành cây đùa nhau, bay lượn xem bà tập, từ đó hằng đêm Bà mô phỏng những động tác bay lượn đùa nhau của đôi chim phượng, Bà soạn nên bài pháp này, và sau đó truyền dạy xuống cho 5 người con gái là “Ngũ phụng thư” theo bà đánh giặc, bài có tầm sát pháp rất cao. Bà soạn xong bài pháp này là ngày 20 tháng 12 năm Canh Dần (1770).
8. Đơn ca Ngọn lửa trái tim
“ Hãy nhóm lên, ngọn lửa trong chính suy tư của ta
“ Hãy nhóm lên, ngọn lửa trong chính suy tư bạn bè
Lửa trong tôi với ngọn lửa trong anh
Rực cháy cho bước chân rộn ràng
Để ta nghe lắng đọng nhịp tim yêu, còn mãi, nuôi trong ta mùa xuân”
Đó là những ca từ khiến người nghe cảm thấy rãng rỡ, hoan hỷ và nhưng không kém phần sâu lắng cảm xúc.
 Sáng tác:  Nhạc sỹ  Nguyễn Ngọc Thiện
 Biểu diễn:  Nghệ sỹ Minh Trang

MINH TRANG
                                                     
                                                         Tiết mục Đơn ca '"Ngọn lửa trái tim"


9. Trích đoạn Tuồng “Tiêu Anh Phụng loạn trào”, trích trong vở “Tiêu Anh Phụng
Sau khi được minh oan cho cha mẹ, Tiêu Anh Phụng là nữ tướng có tài sắc, được nhà Vua cho về triều phong chức Nữ soái chống ngoại xâm, lại được Hoàng tử Tống Trường Long yêu mến.
 Vốn có lòng hiềm khích sát hại cha mẹ Tiêu Anh Phụng, cha con Thái sư Lữ Hào đem lòng ghanh ghét và tìm cách diệt trừ Tiêu Anh Phụng. Chúng bèn lập mưu cho người đưa thư mật của giặc ngoại xâm kết cánh với Tiêu Anh Phụng lật đổ triều đình.
 Hoàng tử Trường Long bắt được thư dâng lên vua và xử Tiêu Anh Phụng tội chết.
 Tiêu Anh Phụng oan ức, van xin nhà vua xét lại nhưng không được mà còn bị bọn gian thần bức tử.
 Uất ức đến cao độ, Tiêu Anh Phụng đã cướp gươm gian nịnh và nổi loạn triều đình rồi thoát thân cho thỏa cơn oan ức.
  Biểu diễn:            Nghệ sỹ Thanh Vân trong vai Tiêu Anh Phụng
                                Nghệ sỹ Quố Việt trong vai Tống Vương
                             Nghệ sỹ Thái Phiên trong vai Tống Trường Long
                             Nghệ sỹ Quốc Hoà trong vai Lữ Hào
                             Nghệ sỹ Tuấn Long trong vai Tâm Phúc Quân
 





 

Tác giả bài viết: Bài: Duy Linh- Thuý Hường; Ảnh: Thục Nương, Hoàng Dũng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây