CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 24.6.2023

Thứ năm - 22/06/2023 06:15
1. Múa “Trình tường”
 “Trình tường” là điệu múa sử dụng các động tác vũ đạo tuồng, múa đồng bộ, nhịp nhàng theo các tuyến ngang, dọc, xéo rồi cùng tạo hình khối đẹp mắt trên nền nhạc trầm bổng. Đến khi điệu múa gần đến hồi kết, tất cả cùng đứng trụ bộ, mỗi diễn viên trên tay cầm một câu liễn và tung ra câu chúc tụng chúc cho quốc thái dân an, muôn người ấm no, hạnh phúc.
Qua tiết mục múa “Trình tường”, quý vị có thể cảm nhận được nét độc đáo, đặc sắc về vũ đạo, hóa trang, phục trang của nghệ thuật Tuồng mà những giá trị độc đáo của nó đã “neo lại” trong lòng nhân dân qua nhiều thế kỷ.
Biểu diễn: Tập thể nam nữ diễn viên Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh.
2. Đơn ca nam “Sáng mãi một tình yêu Quy Nhơn”
               “Quy Nhơn một trang sách mới đi vào lòng người
           Quy Nhơn màu xanh nắng mới sâu nặng tình người”
Bài hát ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp,  phản ánh sự đổi thay diện mạo qua từng ngày và tình người chứa chan, sâu nặng của mảnh đất Quy Nhơn thân yêu.
Sáng tác: Chung Thế Nghiệp
Biểu diễn: Nghệ sỹ Thanh Trực

12 ảnh quảng trường
                                                                         
                                                                                        Tiết mục múa "Trình tường"

 3. Biểu diễn võ thuật
Cùng với Hát bội, Bài chòi, võ cổ truyền Bình Định được biết đến như một thành tố văn hóa không thể thiếu của quê hương Bình Định. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, trở thành một nét văn hóa đặc sắc ẩn chứa khí thế hào sảng của vùng đất Bình Định.
Người Bình Định luôn tự hào về truyền thống thượng võ của quê hương mình, niềm tự hào đó càng được nhân lên khi võ cổ truyền Bình Định vinh dự được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để góp phần gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa võ cổ truyền Bình Định, các thế hệ con cháu ngày nay vẫn say mê luyện tập. Học võ không chỉ để phòng thân, rèn luyện sức khỏe, mà còn để quảng bá, giới thiệu nét đẹp của võ cổ truyền, nét đẹp của Miền đất võ Bình Định với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Sau đây là chương trình biểu diễn võ cổ truyền Bình Định do các võ sinh đến từ Trung tâm võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định Biểu diễn.
  3.1. Đồng diễn Căn bản công pháp 27 động tác
 - Biểu diễn: Đội tuyển Võ cổ truyền Thanh thiếu nhi, học sinh Bình Định năm 2023.
3.2. Đồng diễn Căn bản công pháp 36 động tác
 - Biểu diễn : Đội tuyển Võ cổ truyền Thanh thiếu nhi, học sinh Bình Định năm 2023.         
Kính thưa quý vị ! Đây là nội dung của Bộ GD&ĐT tại Công văn số 4775 ngày 16/9/2015 chỉ đạo các trường học trong cả nước cùng triển khai để thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng chính phủ tại Công văn số 6311 ngày 11/8/2015 về việc triển khai nội dung tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, bài võ cổ truyền được đưa vào chương trình giáo dục thể chất trong các cấp học phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương từ năm học 2015 – 2016. Ba bài quyền võ thuật học đường gồm có: – Căn bản công pháp cấp I: 27 động tác; – Căn bản công pháp cấp II: 36 động tác; – Căn bản công pháp cấp III: 45 động tác.
3.3. Song phượng kiếm - Biểu diễn : Bảo Ngân, Anh Ny, Kim Chi, Thảo Hiền, Hồng Trang, Thúy Vy, Trúc Anh.
Bài Song phượng kiếm do Đô đốc Bùi Thị Xuân tự nghiên cứu chiêu thức mà soạn thành bài pháp này, trong thời kỳ bà huấn luyện đội tượng binh ở vùng đất Tây Sơn thượng. Theo lưu truyền buổi tập nào Bà cũng thấy một đôi chim phượng đậu trên cành cây đùa nhau, bay lượn xem bà tập, từ đó hằng đêm Bà mô phỏng những động tác bay lượn đùa nhau của đôi chim phượng, Bà soạnlôi long  nên bài pháp này, và sau đó truyền dạy xuống cho 5 người con gái là “Ngũ phụng tiên” theo bà đánh giặc, bài có tầm sát pháp rất cao. Bà soạn xong bài pháp này là ngày 20 tháng 12 năm Canh Dần (1770).
  3.4. Thái Sơn côn - Biểu diễn: Phạm Trường Thịnh.
Bài Thái Sơn côn là một bài roi chiến rất nổi tiếng trong làng võ Tây Sơn Bình Định, bài roi Thái Sơn không hoa mĩ cầu kì, nhưng các thế chiến đấu rất hiệu quả, có lối đánh thực dụng, xứng danh là một bài roi chiến, sử dụng côn pháp lấy những yếu tố kỷ thuật của một số loài vật làm căn cơ, mô phỏng động tác của Rắn, kỳ Lân, Tê giác, Thỏ, Mèo, Gà, Trâu, Hổ. Đây là những điểm hiếm thấy trong các bài võ cổ truyền Việt Nam. Bài Roi Thái Sơn được tuyển chọn trong hội nghị chuyên môn võ cổ truyền Việt Nam lần thứ nhất năm 1993 làm bài qui định quốc gia và đưa vào hệ thống tập luyện và thi đấu trong toàn quốc.
4. Độc tấu đàn bầu “Vũ khúc
Đàn Bầu là một trong những nhạc cụ dân tộc cổ truyển, độc đáo của đất nước Việt Nam với những âm thanh đằm thắm, ngọt ngào:
                                      “Cung thanh là tiếng mẹ
                                       Cung trầm là giọng cha
                                       Ngân nga em vẫn hát
                                      Tích tịch tình tình tang”
        Sáng tác: Nhạc ngoại      
      Biểu diễn: Nghệ sỹ Quang Hiếu

đàn bầu


                                                                                 Tiết mục Độc tấu đàn bầu
5. Múa “Hái lá mùa xuân”
Thông qua các động tác múa thoăn thoắt, nhịp nhàng thể hiện hình ảnh các cô gái người dân tộc Rắc Lây rủ nhau ra rừng hái lá, với ước mong cho cây cối đâm chồi nảy lộc, một năm vụ mới mưa thuận gió hoà, cây cối xanh tươi, nhà nhà no ấm.
Sáng tác múa:  Cố NSND Đặng Hùng
Biểu diễn: Tốp nữ
6. Đơn ca nam “Tay trong tay thành phố Quy Nhơn”
Thông qua lời ca khúc này, tác giả đã vẽ nên bức tranh về thành phố biển Quy Nhơn xinh đẹp, thiên nhiên trong lành, mát mẻ; con người thân thiện, gần gũi và giàu lòng mến khách.
 Sáng tác: Nhạc sỹ - NSƯT Đinh Văn Nhân
 Biểu diễn: Nghệ sỹ Hoàng Dũng
7. Biểu diễn võ thuật
Truyền thống thượng võ bất khuất hào hùng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với chặng đường lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, võ cổ truyền Việt Nam nói chung trong đó có dòng võ cổ truyền Bình Định thực sự đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, mang giá trị tinh thần to lớn trở thành một nét văn hóa đặc sắc. Ngoài ý nghĩa để bảo vệ đất nước, còn rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện ý chí và bản lĩnh, võ cổ truyền Bình Định còn ẩn chứa khí thế của một tinh thần thượng võ.
Sau đây những tiết mục võ thuật thể hiện tinh thần, rèn luyện sức khỏe và ý chí “khỏe để học tập tốt, lao động tốt. Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. 
7.1. Đồng diễn Thiết phiến – Biểu diễn : Bảo Ngân, Anh Ny, Thảo Hiền, Hồng Trang, Thúy Vy, Trúc Anh.
Thiết phiến là loại binh khí ngắn, 1 cây quạt có hình hài nhỏ bé ngoài công dụng quạt mát bình thường thì trong võ thuật lại là binh khí vô cùng uyển chuyển và lợi hại. Ẩn chứa sự phong lưu, nho nhã bề ngoài thì bên trong lại lợi hại khó tả. Người sử dụng quạt để chống trả đòn thế chắc hẳn võ công thâm hậu và rất điêu luyện.
7.2. Song cửu tiết tiên - Biểu diễn: Kim Chi
Thuộc vũ khí mềm. Do 9 khúc thép nhỏ tròn nối lại với nhau và mỗi khúc có  độ dài từ 9-13cm tạo thành. Giữa mối khúc đường dùng vòng sắt nhỏ nối lại với nhau. Phía đầu của mỗi khúc được gắn 2 vòng tròn bằng thép lớn, khúc thứ nhất gọi là đầu Tiên, khúc cuối cùng gọi là chuôi Tiên. Tua màu gắn trên Tiên không được dài quá 20 cm  và không được gắn bất cứ vật dụng gì khác.
Dây xích là nhuyễn tiên trong Võ cổ truyền, do đầu tiêu, tay nắm, một số đốt sắt, vòng sắt tròn nối lại với nhau mà thành. Nhuyễn tiên có thể đánh, quật, móc, khóa, trói… bởi độ khó cáo nên tại Bình Định, nhuyễn tiên được hướng dẫn cho các vđv chuyên nghiệp tập luyện và thi đấu toàn quốc mang về nhiều tấm huy chương danh giá cho tỉnh nhà.
7.3. Đối luyện Binh khí chống binh khí – Biểu diễn : Quốc Huy, Quốc Kha, Phú Nhân.
Kính thưa quý vị ! Các tiết mục đối luyện luôn ẩn chứa những thế đánh có độ nhanh rất cao, mạnh mẽ, uy lực và biến ảo vô cùng. Binh khí trong tay nhập hồn mà tung thế, binh khí kết hợp với tấn pháp vững vàng, thân pháp uyển chuyển, ánh mắt định thần, đầu óc tập trung cao độ. Tay cầm song đao luôn ở thế thượng phong, công thủ toàn diện để chống trả với nhị trường thương luôn lăm lăm trên tay. có thể nói đối luyện trong võ cổ truyền Bình Định là phương pháp tập luyện làm cho chúng ta có phản xạ nhanh nhất, ra thế kịp thời, vận dụng đối luyện người tập võ luôn có sự tập trung giải quyết tình thế cấp bách.

CHÂU THƯƠNG GẶP QUAN CÔNG
                     
                                         Trích đoạn tuồng "Quan công gặp Châu Thương"


8. Trích đoạn Tuồng “ Quan Công gặp Châu Thương”, trích trong vở “Cổ Thành  
của tác giả Đào Tấn.
Thời Tam Quốc khi giặc Khăn Vàng tan rã, Châu Thương ngụ tại núi Ngoạ Ngưu, làm đầu đảng chuyên nghề chặn đường cướp của. Trên đường phò Nhị tẩu trở lại Cổ Thành, Quan Công gặp Châu Thương cùng lũ lâu la dở trò ngăn cản, đòi tiền mãi lộ.
 Tuy đã nghe danh tiếng nhưng nay mới tận mắt thấy được tài năng và đức độ của Quan Công nên Châu Thương vô cùng thán phục và tỏ lòng hối hận, khẩn khoản xin phò tá Quan Công theo con đường chính nghĩa.
Biểu diễn:  Nghệ sỹ Đức Thành trong vai Quan Công
Nghệ sỹ Ngọc Nhân trong vai Tôn Cờn
Nghệ sỹ Tuấn Long trong vai Châu Thương
NSƯT Thanh Bình và nghệ sỹ Thu Thẳm trong vai Nhị Tẩu
NSƯT Đức Khanh và Nghệ sỹ Thái Anh trong vai Lâu La
Nghệ sỹ Quốc Hoà trong vai quân xe

         
 

 

Tác giả bài viết: Bài: Duy Linh- Nhật Hạ; Ảnh: Thục Nương, Hoàng Dũng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây