CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT VÀ TRUNG TÂM VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 10.6.2023

Thứ năm - 08/06/2023 00:06
1. Hoà tấu nhạc cụ dân tộc bàiDòng máu Lạc Hồng
Biểu diễn: Giảng viên, học sinh, sinh viên Trường Đại học FPT tại Bình Định
2. Hoà tấu nhạc cụ dân tộc bàiLý cây đa, đi cấy
Biểu diễn:  Giảng viên, học sinh, sinh viên Trường Đại học FPT tại Bình Định
3. Đơn ca Ngọn lửa trái tim
“ Hãy nhóm lên, ngọn lửa trong chính suy tư của ta
“ Hãy nhóm lên, ngọn lửa trong chính suy tư bạn bè
Lửa trong tôi với ngọn lửa trong anh
Rực cháy cho bước chân rộn ràng
Để ta nghe lắng đọng nhịp tim yêu, còn mãi, nuôi trong ta mùa xuân”
Đó là những ca từ khiến người nghe cảm thấy rạng rỡ, hoan hỷ và nhưng không kém phần sâu lắng cảm xúc.
 Sáng tác:  Nhạc sỹ  Nguyễn Ngọc Thiện
 Biểu diễn:  Nghệ sỹ Minh Trang

12 ảnh quảng trường
                                                                                     
                                                                                   Tiết mục múa "Trình tường"

 4. Biểu diễn võ thuật
Cùng với Hát bội, Bài chòi, võ cổ truyền Bình Định được biết đến như một thành tố văn hóa không thể thiếu của quê hương Bình Định. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, trở thành một nét văn hóa đặc sắc ẩn chứa khí thế hào sảng của vùng đất Bình Định.

Người Bình Định luôn tự hào về truyền thống thượng võ của quê hương mình, niềm tự hào đó càng được nhân lên khi võ cổ truyền Bình Định vinh dự được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để góp phần gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa võ cổ truyền Bình Định, các thế hệ con cháu ngày nay vẫn say mê luyện tập. Học võ không chỉ để phòng thân, rèn luyện sức khỏe, mà còn để quảng bá, giới thiệu nét đẹp của võ cổ truyền, nét đẹp của Miền đất võ Bình Định với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
4. 1.Phong Hoa đao - Biểu diễn: Ngọc Xuân, Duy Hoàng
Phong hoa đao khi thi triển thì lúc cương, lúc nhu, chiêu thức liền mạch theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Các đòn thế kín kẽ, uyển chuyển, dũng mãnh. Phong hoa đao chia làm 4 thức tượng trưng cho 4 hướng, mỗi thức có 9 thế tượng trưng cho 8 hướng và trung tâm. Tổng cộng 36 thế.
Bái tổ lập đao, Giao đao đả hổ
Tàng đầu hữu bàn đao, Hoành khiêu bộ khóa đao
Khiên thủ tàng đao, Tả hữu phân liêu đao
Độc lập phách mạc đao, Tả hữu trích tinh đao
Hồi đao thích hổ, Phạt thảo hí du long
Khiên thủ tàng đao, Tả hữu phân liêu đao
Đăng sơn viễn thiếu, Tả hữu trảm mạc đao
Phục hổ trảm thượng đao, Hoành tảo thiên quân đao
Thiềm triển kháo đao, Hồi thân phách đao
Tàng đầu bàn đao, Phạt thảo hí long
Khiên thủ tàng đao, Loan phụng thượng thôi đao
Hồi thân trảm mã đao, Độc lập hạ tiệt cước
Hồi thân trảm mã đao, Uyên ương mạc đao
Hoành bộ thượng thôi đao, Tả hữu trảm mạc đao
Tả thủ kim tiêu cước, Hữu tả trảm mạc đao
Hữu thủ kim tiêu cước, Hồi thân trảm mã đao
Khiên thủ tàng đao, Tả hữu phân liêu đao
Thượng bình tàng đao, Bái tổ thu đao thức
4.2. Thanh long độc kiếm- Biểu diễn : Tấn Triển, Tâm Như
Kiếm là loại binh khí ngắn hai lưỡi được tôn xưng là “vua của trăm binh khí có lưỡi”. Sách sử chép rằng kiếm xuất hiện rất sớm, từ thế kỷ 17 trước Công nguyên.
Trong thời kỳ cổ đại, trừ việc dùng kiếm làm binh khí chiến đấu và luyện tập võ nghệ, kiếm còn là biểu tượng cho quyền lực, địa vị, đẳng cấp trong lễ nghi, kiếm cũng được coi là một thứ trang sức, văn nhân, học sĩ đeo kiếm để tỏ ra minh là cao nhã không dung tục.
Thanh long độc kiếm uy dũng như rồng xanh. Kiếm đi thức đẹp. Thế kiếm tựa gió
bay. Kiếm hoa như phụng vũ.
Tứ phương bái tổ kính sư
Xuất Kiếm Thủ Bộ Dáng Người Uy Nghi
Long Thăng Trảm Thạch Liền Khi
Tầm Xà Sát Thích Vân Phi Liền Kề
Thanh Long Xuất Thế Trở Về
Quy Xà Phạt Thảo Tứ Bề Sát Kinh
Ẩn Long Trầm Thủy Tung Mình
Nộ, Giáng, Thích, Trảm, Tụ Thần Triều Dương
Giao Long Đảo Hải Vẩy Vùng
Xung Thiên Bạch Hạt Nghiêng Mình Chuyển Thân
Thanh Long Bải Vĩ Xuất Thần
Long Vân Gặp Hội Muôn Phần Vũ Phong
Vọng Nguyệt Long Giáng Tầm Ngư
Vũ Môn Cá Vượt Qua Thềm Vờn Mây
Thanh Long Bái Tổ Hầu Sư
Diện Tiền Lập Bộ Kiếm Thu Trở Về

20221126 202816


                                                                                 Tiết mục biểu diễn võ thuật
4.3. Nạp mã môn cương - Biểu diễn : Tâm Hiên, Bảo Ngân, Anh Ny, Trúc Anh, Hồng Trang, Kim Chi.
được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay. Bài quyền có 48 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau là sự kết hợp giữa thân pháp, thủ pháp và cước pháp. Lúc thì đánh nhu, lúc thì đánh cương, uyển chuyển mạnh mẽ.
Trì chưởng ngưu đầu, lan ô tử.
Nạp mã kinh công, tấn long thần.
Quỳnh môn chiếu hậu, trùng hình pháp.
Giá vũ chiêu hồn, ức long xa.
 5. Trích đoạn Tuồng “ Quan Công gặp Châu Thương”, trích trong vở “Cổ Thành  của tác giả Đào Tấn.
Thời Tam Quốc khi giặc Khăn Vàng tan rã, Châu Thương ngụ tại núi Ngoạ Ngưu, làm đầu đảng chuyên nghề chặn đường cướp của. Trên đường phò Nhị tẩu trở lại Cổ Thành, Quan Công gặp Châu Thương cùng lũ lâu la dở trò ngăn cản, đòi tiền mãi lộ.
 Tuy đã nghe danh tiếng nhưng nay mới tận mắt thấy được tài năng và đức độ của Quan Công nên Châu Thương vô cùng thán phục và tỏ lòng hối hận, khẩn khoản xin phò tá Quan Công theo con đường chính nghĩa.
 Biểu diễn:  Nghệ sỹ Đức Thành trong vai Quan Công
 Nghệ sỹ Ngọc Nhân trong vai Tôn Cờn
 Nghệ sỹ Tuấn Long trong vai Châu Thương
NSƯT Thanh Bình và nghệ sỹ Thu Thẳm trong vai Nhị Tẩu
NSƯT Đức Khanh và Nghệ sỹ Thanh Trực trong vai Lâu La
Nghệ sỹ Thanh Dân trong vai quân xe

CHÂU THƯƠNG GẶP QUAN CÔNG
                             
                                                                      Trích đoạn "Quan công gặp Châu Thương"

6. Độc tấu đàn Bầu bàiLove is blue”
Biểu diễn:  Hoàng Quốc Việt, Trường Đại học FPT tại Bình Định
7. Biểu diễn võ thuật
Bình Định được mệnh danh là miền “đất võ – xứ văn chương”, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, nơi phát tích của triều đại nhà Tây Sơn. Với những chiến công hiển hách, lẫy lừng của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung Nguyễn Huệ. Nơi đây vẫn mãi được lưu giữ bảo tồn và phát huy cao độ nét văn hóa độc đáo Võ cổ truyền Bình Định cho đến ngày nay. Kết quả giải vô địch trẻ và thiếu niên toàn quốc năm 2022, tại tỉnh Đồng Nai . 32 đoàn tham gia, với tổng số 500 vận động viên tham dự với thành tích đoàn Bình Định đứng nhất toàn đoàn (tổng cộng 18 HCV, 5 HCB, 6 HCĐ), Trong đó nội dung hội thi, Bình Định đã giành được 11 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ, Bình Định là đơn vị có số HCV nhiều nhất Việt Nam. Để chuẩn bị cho giải trẻ sắp tới tháng 6 năm 2023, tại tỉnh Quảng Ngãi sắp tới, việc biểu diễn phục vụ du lịch, quảng bá kết hợp việc Ban huấn luyện đã và đang chuẩn bị tâm lý, trạng thái thi đấu tốt nhất trong đó sự tự tin, bản lĩnh trước đám đông của vận động viên là cốt yếu.

7. 1 Lão mai quyền – Biểu diễn : Quốc Thắng, Doanh Doanh.
Lão mai độc thọ nhất chi vinh
Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành
Tấn nhất đoản thối hồi lão khởi
Phi nhất thác hoàn thối thanh đình
Tàng nha hổ dương oai thiết trảo
Triển giác long tất lực lôi oanh
Lão hầu thoái tọa liên ba biến
Hồ điệp song phi lão bạng sanh
Nguyệt quật song câu lôi điển chấn
Vân tôn tam tảo hổ xà thành
7. 2 Song phượng kiếm – biểu diễn: Tâm Như
Bài Song phượng kiếm do Đô đốc Bùi Thị Xuân tự nghiên cứu chiêu thức mà soạn thành bài pháp này, trong thời kỳ bà huấn luyện đội tượng binh ở vùng đất Tây Sơn thượng. Theo lưu truyền buổi tập nào Bà cũng thấy một đôi chim phượng đậu trên cành cây đùa nhau, bay lượn xem bà tập, từ đó hằng đêm Bà mô phỏng những động tác bay lượn đùa nhau của đôi chim phượng, Bà soạnlôi long  nên bài pháp này, và sau đó truyền dạy xuống cho 5 người con gái là “Ngũ phụng tiên” theo bà đánh giặc, bài có tầm sát pháp rất cao. Bà soạn xong bài pháp này là ngày 20 tháng 12 năm Canh Dần (1770).
7.3 Tam khúc côn – Biểu diễn : Gia Hoàng
Được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay. Bài Tam tiết côn có 66 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau, 3 khúc nối với nhau bằng một sợi dây xích, vừa tấn công lại vừa phòng thủ, tam khúc là loại binh khí có độ khó tương đối cao, đỡ trên ,đánh dưới , tả xung hữu đột làm cho đối phương không có đường thối lui. Đánh đông, đánh tây, đánh nam, đánh bắc, kết hợp kỹ thuật lăn lộn, thi triển bộ pháp cực kỳ nhanh nhạy, đánh quét liên hoàn.
7.4. Đao lăn khiên – Biểu diễn : Nguyễn Sơn, Thanh Thích, Quang Nhật.
Nhà Tây Sơn là vương triều được hình thành từ cuộc khởi nghĩa của những anh hùng áo vải xuất thân từ tầng lớp nông dân. Thế nên ở thời kỳ này đã có rất nhiều bài quyền, thế võ được sáng tạo từ những công cụ lao động hằng ngày như bồ cào, cuốc chỉa, câu liêm, thiết lĩnh… hoặc cải tiến từ những vũ khí đã có từ các thời kỳ trước đó. Lăn khiên là một loại vũ khí như thế, đã được nhân dân ta sử dụng chiến đấu từ rất lâu nhưng có lẽ đến thời kỳ nhà Tây Sơn thì loại vũ khí này mới bước vào giai đoạn rực rỡ nhất.
Bài có 48 hành pháp liên hoàn , theo nghệ thuật cấu trúc các pháp thao không bị trùng lập. Điểm mạnh của bài Lăng Khiên là chuyên đánh cận chiến dùng cho bộ binh thời Tây sơn, ngoài ra lăng khiên còn phòng thủ từ xa dùng để đỡ cung tên khi xung trận.
 8. Đơn ca nam “Tay trong tay thành phố Quy Nhơn”
 Thông qua lời ca khúc này, tác giả đã vẽ nên bức tranh về thành phố biển Quy Nhơn xinh đẹp, thiên nhiên trong lành, mát mẻ; con người thân thiện, gần gũi và giàu lòng mến khách.
 Sáng tác: Nhạc sỹ - NSƯT Đinh Văn Nhân
 Biểu diễn: Nghệ sỹ Hoàng Dũng
9. Múa “Trình tường”
 “Trình tường” là điệu múa sử dụng các động tác vũ đạo tuồng, múa đồng bộ, nhịp nhàng theo các tuyến ngang, dọc, xéo rồi cùng tạo hình khối đẹp mắt trên nền nhạc trầm bổng. Đến khi điệu múa gần đến hồi kết, tất cả cùng đứng trụ bộ, mỗi diễn viên trên tay cầm một câu liễn và tung ra câu chúc tụng chúc cho quốc thái dân an, muôn người ấm no, hạnh phúc.
Qua tiết mục múa “Trình tường”, quý vị có thể cảm nhận được nét độc đáo, đặc sắc về vũ đạo, hóa trang, phục trang của nghệ thuật Tuồng mà những giá trị độc đáo của nó đã “neo lại” trong lòng nhân dân qua nhiều thế kỷ.
Biểu diễn: Tập thể nam nữ diễn viên Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh.


 

Tác giả bài viết: Bài Thục Nương; Ảnh: Nhật Hạ, Hoàng Dũng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây