CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH BIỂU DIỄN TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 20.5.2023

Thứ tư - 17/05/2023 20:48
1. Hát múa “Mùa xuân âm vang thần tốc ” mang hào khí của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ mùa xuân năm ấy tiến quân ra Bắc, đánh tan quân xâm lược với khí thế thần tốc và giành chiến thắng lẫy lừng vào dựng xây cuộc sống mới hôm nay. Đó là thần tốc vươn lên xây bao công trình, góp phần làm đẹp cho quê hương, đất nước để chào đón mùa xuân, chào năm mới và chào ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.
Hát múaMùa xuân âm vang thần tốc” kết hợp nhuần nhuyễn giữa hát và múa của các diễn viên tạo không khí hào hùng, vui tươi, phấn khởi trong mùa xuân năm mới.
Biểu diễn:
 - Hát: Các nghệ sỹ: Duy Long, Anh Tuấn,  Lê Tuyền, Hồ Điệp, Cẩm Hương
 - Múa:  Kim Tiển, Trà Giang, Thuý Kiều, Võ Nương, Bích Lĩnh, Nhị Hảo, Hoài Thương

mùa xuân av thần tốc
                                                       
                                             Tiết mục hát múa "Mùa xuân âm vang thần tốc"


2.  Đơn ca “Nghe câu Quan họ trên Cao Nguyên”
Là ca khúc đậm chất trữ trình, lãng mạn của nhạc sỹ Vũ Thiết được sáng tác năm 1982, khi ông vô tình đọc được bài thơ của tác giả Hữu Chỉnh. Ý thơ đẹp đã tạo cho người nhạc sỹ nhiều cảm xúc để sáng tác ca khúc đi cùng năm tháng.
Biểu diễn: Nghệ sỹ Bạch Lan
3. Múa “Trúc xinh
 Mang âm hưởng dân ca kết hợp với đương đại, múa “Trúc xinh”  lấy cảm hứng từ hình tượng cây trúc gắn liền với hình ảnh xinh đẹp  của người con gái Việt Nam qua câu cao dao:
                             “Trúc xinh trúc mọc đầu đình
                             Em xinh em đứng một mình cũng xinh”
   Với các động tác múa giàu hình tượng, mềm mại, uyển chuyển đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người thưởng thức.
  Biên đạo múa:  Kim Tiển
  Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Kim Tiển, Trà Giang, Thuý Kiều, Thuý Vân, Nhuỵ Hảo, Hoài Thương.
 4. Biểu diễn võ thuật
Bình Định được mệnh danh là miền “đất võ - xứ văn chương”, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, nơi phát tích của triều đại nhà Tây Sơn. Với những chiến công hiển hách, lẫy lừng của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ. Nơi đây vẫn mãi được lưu giữ bảo tồn và phát huy cao độ nét văn hóa độc đáo Võ cổ truyền Bình Định cho đến ngày nay.
Kết quả giải vô địch trẻ và thiếu niên toàn quốc năm 2022, tại tỉnh Đồng Nai cho thấy. Trong 32 đoàn tham gia, với tổng số 500 vận động viên tham dự với thành tích đoàn Bình Định đứng nhất toàn đoàn (tổng cộng 18 HCV, 5 HCB, 6 HCĐ). Trong đó nội dung hội thi, Bình Định đã giành được 11 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ, Bình Định là đơn vị có số HCV nhiều nhất Việt Nam. Để chuẩn bị cho giải trẻ sắp tới tháng 6 năm 2023, tại tỉnh Quảng Ngãi sắp tới, việc biểu diễn phục vụ du lịch, quảng bá kết hợp việc Trung tâm Võ thuật cổ truyền Tỉnh  đã và đang chuẩn bị tâm lý, trạng thái thi đấu tốt nhất trong đó sự tự tin, bản lĩnh trước đám đông của vận động viên là cốt yếu.
4. 1 Nạp mã môn cương – Biểu diễn : Bảo Ngân, Tâm Hiên
được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay. Bài quyền có 48 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau là sự kết hợp giữa thân pháp, thủ pháp và cước pháp. Lúc thì đánh nhu, lúc thì đánh cương, uyển chuyển mạnh mẽ.
Trì chưởng ngưu đầu, lan ô tử.
Nạp mã kinh công, tấn long thần.
Quỳnh môn chiếu hậu, trùng hình pháp.
Giá vũ chiêu hồn, ức long xa.

Vọng bái Hư Minh tổ sư đài
4.2 Phong hoa đao – Biểu diễn : Võ Thị Ngọc Xuân
Phong hoa đao là bài binh khí quy định của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam. Phong Hoa đao là một trong Ngũ bộ Phong hoa gồm Phong hoa kiếm, Phong hoa đao, Phong hoa côn, Phong hoa thương, Phong hoa thiết phiến của môn phái Hoa quyền.
Phong hoa đao khi thi triển thì lúc cương, lúc nhu, chiêu thức liền mạch theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Các đòn thế kín kẽ, uyển chuyển, dũng mãnh. Phong hoa đao chia làm 4 thức tượng trưng cho 4 hướng, mỗi thức có 9 thế tượng trưng cho 8 hướng và trung tâm. Tổng cộng 36 thế.
Bái tổ lập đao, Giao đao đả hổ
Tàng đầu hữu bàn đao, Hoành khiêu bộ khóa đao
Khiên thủ tàng đao, Tả hữu phân liêu đao
Độc lập phách mạc đao, Tả hữu trích tinh đao
Hồi đao thích hổ, Phạt thảo hí du long

võ 20221126 200942
                                                                                 
                                                                                       Tiết mục biểu diễn võ thuật

4.3 Đồng diễn Song phượng kiếm – Biểu diễn : Anh Ny, Trúc Anh, Thảo Hiền, Kim Chi, Hồng Trang
Bài Song phượng kiếm do Đô đốc Bùi Thị Xuân tự nghiên cứu chiêu thức mà soạn thành bài pháp này, trong thời kỳ bà huấn luyện đội tượng binh ở vùng đất Tây Sơn thượng. Theo lưu truyền buổi tập nào Bà cũng thấy một đôi chim phượng đậu trên cành cây đùa nhau, bay lượn xem bà tập, từ đó hằng đêm Bà mô phỏng những động tác bay lượn đùa nhau của đôi chim phượng, Bà soạnlôi long  nên bài pháp này, và sau đó truyền dạy xuống cho 5 người con gái là “Ngũ phụng tiên” theo bà đánh giặc, bài có tầm sát pháp rất cao. Bà soạn xong bài pháp này là ngày 20 tháng 12 năm Canh Dần (1770).
5. Song ca Bài chòi “Ai về Bình Định”
                           “Muốn ăn bánh ít lá gai
                            Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi”
                             Hay “Em về Bình Định cùng anh
                             Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa
Đó là những câu ca dao đề cập đến “đặc sản” của quê hương Bình Định đã được nhạc sỹ Nguyễn Dự vận dụng linh hoạt, khéo léo và đưa vào bài hát “Ai về Bình Định”.  Với những ca từ ngọt ngào, đặc sắc, mang khí chất riêng của đất và người Bình Định đem đến cho người nghe nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Mời quý vị cùng thưởng thức tiết mục song ca Bài chòi “Ai Về Bình Định
Biểu diễn:  Các nghệ sỹ: Bích Lĩnh - Thành Việt
6. Độc tấu kèn saxophone
Kèn saxophone là một loại nhạc cụ thuộc bộ hơi, âm thanh sáng, rõ, biến tấu linh hoạt, được dùng trong dàn nhạc. Mời quý vị cùng thưởng thức tiếng kèn saxophone  với 2 bài: “Hello” “Ai chung tình được mãi”
Biểu diễn: Nghệ sỹ Quang Huy

7                                                                             
                                                             Tiết mục tam ca "Buổi sáng trên đồng nội"
7. Biểu diễn võ thuật
Bình Định vùng đất giàu truyền thống thượng võ, được lưu giữ bảo tồn và phát huy cao độ nét văn hóa độc đáo : Võ cổ truyền Bình Định cho đến ngày nay. UBND Tỉnh đã xây dựng hồ sơ khoa học VCTBĐ đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.
7.1 Lão Mai quyền – Song diễn Diệp Quốc Thắng, Cao Phạm Doanh Doanh HCV giải trẻ toàn quốc 2022
Lão mai quyền là một trong những bài quyền đặc trưng của Bình Định, phổ biến khá rộng rãi trong các làng võ ở Bình Định, với những yếu tố kỷ thuật, tạo nên hình nét vòng tròn trong thân pháp, bộ pháp, ra đòn nhanh mạnh, mềm dẻo khéo léo, các bộ tấn được sử dụng di chuyển vừa nhẹ nhàng vừa linh hoạt, như cội Mai già trước cơn gió lốc. Bài Lão mai quyền được tuyển chọn trong hội nghị chuyên môn võ cổ truyền Việt Nam năm 1994 làm bài qui định quốc gia, đưa vào hệ thống tập luyện và thi đấu trong toàn quốc.
Lão mai độc thọ nhất chi vinh
Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành
Tấn nhất đoản thối hồi lão khởi
Phi nhất thác hoàn thối thanh đình
Tàng nha hổ dương oai thiết trảo
Triển giác long tất lực lôi oanh
Lão hầu thoái tọa liên ba biến
Hồ điệp song phi lão bạng sanh
Nguyệt quật song câu lôi điển chấn
Vân tôn tam tảo hổ xà thành
7.2 Câu liêm thương  – Biểu diễn : Thanh Thích
Bài câu liêm thương có 65 hành pháp liên thao được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” câu liêm thương một trong những loại binh khí cận chiến đáng sợ nhất thời chiến sự . Câu liêm thương có một lưỡi nhọn và một cái móc câu khá lớn, và có một điểm đặc biệt là cán làm bằng loại gỗ đàn hồi rất tốt. Đâm mạnh, xoay 90 độ rồi rút về thật nhanh là thao tác cơ bản của loại thương này. Nó có thể dùng để móc chân ngựa đối phương, móc vũ khí, phá khiên hay thậm chí có thể lấy đầu đối phương trong tích tắc.
7.3 Lăn khiên – Biểu diễn: Quang Nhật, Quốc Kha, Phú Nhân

Nhà Tây Sơn là vương triều được hình thành từ cuộc khởi nghĩa của những anh hùng áo vải xuất thân từ tầng lớp nông dân. Thế nên ở thời kỳ này đã có rất nhiều bài quyền, thế võ được sáng tạo từ những công cụ lao động hằng ngày như bồ cào, cuốc chỉa, câu liêm, thiết lĩnh… hoặc cải tiến từ những vũ khí đã có từ các thời kỳ trước đó. Lăn khiên là một loại vũ khí như thế, đã được nhân dân ta sử dụng chiến đấu từ rất lâu nhưng có lẽ đến thời kỳ nhà Tây Sơn thì loại vũ khí này mới bước vào giai đoạn rực rỡ nhất.
Bài có 48 hành pháp liên hoàn , theo nghệ thuật cấu trúc các pháp thao không bị trùng lập. Điểm mạnh của bài Lăng Khiên là chuyên đánh cận chiến dùng cho bộ binh thời Tây sơn, ngoài ra lăng khiên còn phòng thủ từ xa dùng để đỡ cung tên khi xung trận

IMG 0537
                                               
                                                Trích đoạn Ca kịch Bài chòi "Lãnh cung lửa hận"


    8. Tam ca nữ: “Buổi sáng trên đồng nội”         
                     “Đồng quê tươi thắm ơi!
                   Non nước thân yêu ơi!
                   Ta hiến dâng cả tuổi xuân trong trắng
                   Quê hương ta đẹp vô ngần
                   Muôn hoa chi đẹp cho bằng”
  Đó là những ca từ mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần ngọt ngào, sâu lắng mà nhạc sỹ Trần Tất Toại đã gửi gắm khi miêu tả về vẻ đẹp của quê hương đất nước Việt Nam trong thời bình.
 Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Lê Tuyền - Bạch Lan- Cẩm Hương
9. Trích đoạn Ca kịch Bài chòi Lãnh cung lửa hận”, trích trong vở “Lời ru hai người mẹ
  Biểu diễn: Nghệ sỹ Hồng Diễm vai Hoàng Thái Hậu
                    Nghệ sỹ Ngọc Điệp  vai Hoàng Hậu
                   Nghệ sỹ Thành Việt vai Vương Thảo

                  Người dàn dựng: NSND  Hồ Thu

         
 

Tác giả bài viết: Bài: Duy Linh- Thuý Hường; Ảnh: Thục Nương, Công Phượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây