CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT NGÀY 25.3.2023 CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH

Thứ tư - 22/03/2023 05:45
CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT NGÀY 25.3.2023 CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH
1. Múa Mùa xuân trên đỉnh Tháp
Dân tộc Chăm có những lễ hội sôi động với những điệu múa đẹp lạ lùng, quyến rũ, ẩn chứa những hình tượng văn hóa độc đáo. Trên mảnh đất của chúng ta sống hôm nay chính là kinh đô Champa thuở trước, nét Văn hóa Champa vẫn còn làm xao xuyến lòng người qua những điệu múa, lời ca u hoài, huyền ảo. Những điệu múa Chăm là những viên ngọc sáng trong kho tàng văn hoá Việt Nam. Ẩn sâu bên trong những điệu múa ấy, chúng ta có thể phần nào cảm nhận được tâm hồn đầy chất văn hóa Chăm, linh thiêng, huyền bí và không kém phần lãng mạn của tình yêu đôi lứa.
Biên đạo: NSƯT Thanh Bình
 Biểu diễn: Tốp nữ
2. Đơn ca nữKhúc nhạc ngày xuân
          “Ngàn hoa thắm tươi hé môi mừng chào đón xuân
          Bầy chim tung cánh bay trên muôn cành cùng hát vang
          Tính tang tính tang tiếng đàn vang lời ca mừng xuân vàng
          Về cùng ta hoà vui thắm tươi”
 Lời ca khúc gợi cho người nghe cảm xúc vui tươi, phấn khởi chào đón mùa xuân cùng với chim hót ca và ngàn hoa khoe sắc.
 Sáng tác:  Nhật Bằng
 Biểu diễn: Nghệ sỹ Minh Trang
 3. Biểu diễn võ thuật
Cùng với Hát bội, Bài chòi, võ cổ truyền Bình Định được biết đến như một thành tố văn hóa không thể thiếu của quê hương Bình Định. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, trở thành một nét văn hóa đặc sắc ẩn chứa khí thế hào sáng của tinh thần thượng võ.
Người Bình Định luôn tự hào về truyền thống thượng võ của quê hương mình, niềm tự hào đó càng được nhân lên khi võ cổ truyền Bình Định vinh dự được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để góp phần gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa võ cổ truyền Bình Định, các thế hệ con cháu ngày nay vẫn say mê luyện tập. Học võ không chỉ để phòng thân, rèn luyện sức khỏe, mà còn để quảng bá, giới thiệu nét đẹp của võ cổ truyền, nét đẹp của Miền đất võ Bình Định với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Sau đây là chương trình biểu diễn võ cổ truyền Bình Định do các võ sinh đến từ Trung tâm võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định Biểu diễn.
3.1. Song chùy - Biểu diễn Hồ Thị Như Ý
3.2. Câu liêm thương - Biểu diễn Trần Thanh Thích.
Bài câu liêm thương có 65 hành pháp liên thao được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” cùng một đầu là câu liêm vừa gắn mũi thương lợi hại vô cùng, đâm thì biến hóa bất ngờ, kéo về thì tước binh khí đối thủ, có thể dùng dưới đất để phá chân ngựa đội kị binh. Các binh sĩ thường được trang bị vũ khí như thế này khi xuất trận.
VÕ
 
                                                                       Tiết mục biểu diễn võ thuật


3.3. Thanh long độc kiếm - Biểu diễn Thảo Hiền, Quốc Huy, Anh Ny.
Tứ Phương Bái Tổ Kính Sư
Xuất Kiếm Thủ Bộ Dáng Người Uy Nghi
Long Thăng Trảm Thạch Liền Khi
Tầm Xà Sát Thích Vân Phi Liền Kề
Thanh Long Xuất Thế Trở Về
Quy Xà Phạt Thảo Tứ Bề Sát Kinh
Ẩn Long Trầm Thủy Tung Mình
Nộ, Giáng, Thích, Trảm, Tụ Thần Triều Dương
Giao Long Đảo Hải Vẩy Vùng
Xung Thiên Bạch Hạt Nghiêng Mình Chuyển Thân
Thanh Long Bải Vĩ Xuất Thần
Long Vân Gặp Hội Muôn Phần Vũ Phong
Vọng Nguyệt Long Giáng Tầm Ngư
Vũ Môn Cá Vượt Qua Thềm Vờn Mây
Thanh Long Bái Tổ Hầu Sư
Diện Tiền Lập Bộ Kiếm Thu Trở Về
 4. Trích đoạn tuồng “Thuỷ Định Minh câu cá”, trích trong vở tuồng “An Trào kiếm
Thủy Định Minh vốn là một bậc hiền tài, văn võ song toàn nhưng vì chán ghét bọn gian thần sủng nịnh trong triều đình nên ông đã lui về quê Bạch Cẩm thôn ở ẩn, ngày ngày câu cá làm niềm vui, đợi thời cơ tốt sẽ ra giúp nước.
Qua trích đoạn này, cách câu cá đã được nghệ thuật hóa vào sân khấu tuồng, với những động tác đẹp, chi tiết, tinh tế, tỉ mỉ, khéo léo, tái hiện cuộc sống đời thường vô cùng sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn và gợi nhiều cảm xúc thẩm mỹ đối với người xem.
Biểu diễn:  Nghệ sỹ Thái Phiên  vai Thuỷ  Định Minh
  5. Tốp ca nam “Đồng đội”
           "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau trăng trôi trên đầu súng
          Ánh lửa hồng bừng soi đêm sâu, làn khói che sương mờ
          Bạn tôi đang mơ nơi làng quê yêu dấu
          Có con kênh đào lúa xanh hai mùa mát cánh đồng
          Còn tôi đang mơ, mơ người tôi yêu dấu
          Cách xa muôn dặm mà lòng người không xa”
 Ca khúc thể hiện tình đồng chí, đồng đội cùng nhau vượt qua bao gian khó trong thời chiến và gần gũi, thân thiết, gắn bó trong thời bình.
Sáng tác: Nhạc sỹ Hoàng Hiệp
Biểu diễn: Tốp nam
6. Biểu diễn võ thuật
6.1 Hùng Kê quyền - Biểu diễn Nguyễn Trúc Anh.
Lưỡng kê giao thủ thủy tranh hùng
Song túc tề phi trảo thượng xung
Trấn ải kim thương như Bạch Hổ
Thủ quan ngân kiếm tựa Thanh Long
Xuyên cung độc triểu tăng ư trác
Hồi thủ đơn câu thọ tứ hùng
Thiểu, tẩu, vượt, trầm thiên sở tứ
Nhu, cương, cường, nhược tận kỳ trung
 6.2 Song đao phá thạch - Biểu diễn Hồng Trang
6.3 Đối luyện Không thủ đối kháng song đao - Biểu diễn Quốc Thắng, Phú Nhân, Quốc Huy
Võ cổ truyền Bình Định vô cùng phong phú và độc đáo, thể hiện tính liên hoàn tinh tế và uyên thâm. Có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nhu và cương, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong và bên ngoài cơ thể. Để lấy  nhu chế cương, lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều.

IMG 9489 Copy
     
                                                                        Tiết mục đơn ca nam

   7. Đơn ca nam “Về quê”
“Ơi quê ta bánh đa bánh đúc
Nơi thảo thơm đồng xanh trái ngọt
Nơi tuổi thơ ta trải qua đẹp như giấc ì mơ

Ơi quê ta dầu sương dãi nắng
Phiên chợ nghèo lều tranh mái xiêu
Kìa dáng ai như dáng chị dáng mẹ tôi”

Lời ca khúc gợi lên hình ảnh miền quê Việt Nam thân thuộc, gần gũi và bình dị, thôi thúc người nghe nhung nhớ và mong muốn được “về quê”
Sáng tác: Nhạc sỹ Phó Đức Phương
Biểu diễn: Nghệ sỹ Quốc Việt

ĐÀO TAM XUÂN ĐỀ CỜ

                                                                                  Trích đoạn "Đào Tam Xuân đề cờ"
          

 8. Trích đoạn tuồng “Đào Tam Xuân đề cờ” trích trong tuồng “Trảm Trịnh Ân”
Đào Tam Xuân là một nữ tướng tài ba đang trấn giữ quan thành. Khi nghe tin chồng, con bị vua Tống vì mê muội tửu sắc đã hãm hại. Đào Tam Xuân vì quá đau đớn và uất ức tột cùng đã lấy huyết đề cờ và đem quân về triều hỏi tội hôn quân và bắt chú cháu Hàn Tố Mai đền tội. Hình tượng nhân vật Đào Tam Xuân là đại diện cho một trong số ít những người phụ nữ trong xã hội đương thời dám đứng lên đấu tranh để đòi lại sự công bằng và chân lý.
Biểu diễn:   Nghệ sỹ Mai Vân vai Đào Tam Xuân
                   Nghệ sỹ Minh Trang vai Thế nữ
                   Và các diễn viên trong vai nữ binh







 

Tác giả bài viết: Bài: Duy Linh- Thuý Hường; Ảnh: Nhật Hạ, Công Phượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây