1. Hát múa “Âm vang trống trận”
Cuộc hành quân thần tốc của đạo quân Tây Sơn do Quang Trung- Nguyễn Huệ dẫn đầu mùa xuân năm 1789, đã đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giành lại non sông đất nước. Nhịp trống hào hùng, tưng bừng rộn rã mãi mãi âm vang cùng quê hương, dân tộc Việt Nam.
Sáng tác Huỳnh Ngọc Anh
Biểu diễn: Tốp nam nữ
2. Đơn ca nữ “Màu hoa đỏ”
“Màu hoa đỏ” là một tuyệt phẩm được cố nhạc sỹ Thuận Yến phổ thơ của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu vào năm 1991. Với những người lính từng trải qua cuộc chiến, ca khúc như một trang nhật ký đậm màu cuộc sống. Lời bài hát cũng là lời nhắc nhớ về một sự hy sinh”rực lửa” của các thế hệ cha ông đi trước vì nền độc lập của nước nhà mà thế hệ trẻ hôm nay không được phép quên.
Biểu diễn: Nghệ sỹ Minh Trang
3. Biểu diễn võ thuật cổ truyền
Cùng với hát Bội, Bài chòi, võ cổ truyền Bình Định được biết đến như một thành tố văn hóa không thể thiếu của quê hương Bình Định. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, trở thành một nét văn hóa đặc sắc ẩn chứa khí thế hào hùng của dân tộc.
Người Bình Định luôn tự hào về truyền thống thượng võ của quê hương mình, niềm tự hào đó càng được nhân lên khi võ cổ truyền Bình Định vinh dự được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đã trình UNESCO công nhận là di sản đại diện của nhân loại. Để góp phần gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa võ cổ truyền Bình Định, các thế hệ hôm nay vẫn say mê luyện tập và nghiên cứu. Với những lợi ích mà nó mang lại như chúng ta đã biết mà còn để quảng bá, giới thiệu nét đẹp của miền đất võ Bình Định với Nhân dân cả nước và bạn bè Quốc tế.
3.1. Song diễn Nạp mã môn cương - Biểu diễn: Bảo Ngân, Tâm Hiên.
được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay. Bài quyền có 48 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau là sự kết hợp giữa thân pháp, thủ pháp và cước pháp. Lúc thì đánh nhu, lúc thì đánh cương, uyển chuyển mạnh mẽ
3.2. Lăn khiên - Biểu diễn: Quang Nhật.
Nhà Tây Sơn là vương triều được hình thành từ cuộc khởi nghĩa của những anh hùng áo vải xuất thân từ tầng lớp nông dân. Thế nên ở thời kỳ này đã có rất nhiều bài quyền, thế võ được sáng tạo từ những công cụ lao động hằng ngày như bồ cào, cuốc chỉa, câu liêm, thiết lĩnh… hoặc cải tiến từ những vũ khí đã có từ các thời kỳ trước đó. Lăn khiên là một loại vũ khí như thế, đã được nhân dân ta sử dụng chiến đấu từ rất lâu nhưng có lẽ đến thời kỳ nhà Tây Sơn thì loại vũ khí này mới bước vào giai đoạn rực rỡ nhất.
Bài có 48 hành pháp liên hoàn , theo nghệ thuật cấu trúc các pháp thao không bị trùng lập. Điểm mạnh của bài Lăng Khiên là chuyên đánh cận chiến dùng cho bộ binh thời Tây sơn, ngoài ra lăng khiên còn phòng thủ từ xa dùng để đỡ cung tên khi xung trận
3. 3. Thiết phiến - Biểu diễn: Kim Chi, Hồng Trang, Anh Ny.
Thiết phiến là loại binh khí ngắn, 1 cây quạt có hình hài nhỏ bé ngoài công dụng quạt mát bình thường thì trong võ thuật lại là binh khí vô cùng uyển chuyển và lợi hại. Ẩn chứa sự phong lưu, nho nhã bề ngoài thì bên trong lại lợi hại khó tả. Người sử dụng quạt để chống trả đòn thế chắc hẳn võ công thâm hậu và rất điêu luyện.
4. Trích đoạn Tuồng“Ôn Đình chém Tá”
“Ôn Đình chém Tá” được trích trong vở tuồng cổ kinh điển “Sơn Hậu”. Kim Lân mang Ấu chúa chạy trốn khỏi sự truy đuổi của ba anh em nhà họ Tạ. Người bạn thân Linh Tá đã ở lại cản bước chân quân giặc và bị Tạ Ôn Đình chém rơi đầu. Tuy Linh Tá chết nhưng tinh thần bất khuất của người anh hùng không chết. Anh vẫn cố sức cầm cự và tháp lại đầu tiếp tục chiến đấu để cho Đổng Kim Lân chạy được xa đường.
Với những động tác biểu diễn đặc sắc trong Tuồng như bê, lỉa, xiến, lăn…. và sử dụng các thủ pháp ước lệ, cách điệu, tượng trưng đậm chất tuồng được thể hiện rõ nét trong trích đoạn “Ôn Đình chém Tá”, giúp người xem chiêm ngưỡng được những cái hay, cái đẹp của bộ môn nghệ thuật truyền thống độc đáo này.
Biểu diễn: Nnghệ sỹ Ngọc Nhân vai Linh Tá
Nghệ sỹ Thái Anh vai Ôn Đình
NSƯT Đức Khanh vai Lôi Phong
Nghệ sỹ Thanh Trực vai Lôi Nhược
Tiết mục đơn ca nam
5. Đơn ca nam “Mái đình làng biển”
Trong một dịp nhạc sỹ Nguyễn Cường về thăm mái đình Trà Cổ ở Quảng Ninh. Đứng trước mái đình cổ kính, tuyệt đẹp, nhạc sỹ đã cho ra đời ca khúc với những ngôn từ hay, làm xúc động lòng người:
“Mái đình xưa làng Việt
Thanh thanh một góc trời
………………………..
Đâu trúc mai sân đình
Đâu dáng ai ưa nhìn
Động lòng tôi câu hát
Người xinh”
“Mái đình làng biển” đã trở thành một biểu tượng văn hoá đẹp của Việt Nam. Thông qua ca khúc này, tác giả mong muốn truyền tải thông điệp đến người thưởng thức: hãy bảo tồn nét đẹp Việt. Đó là những giá trị văn hoá cội nguồn của dân tộc ta.
Biểu diễn: Nghệ sỹ Quốc Việt
6. Tốp ca nữ “Quê hương tình yêu và tuổi trẻ”
“Gió chiều rung nhẹ bông lúa vàng, ...
Đồng quê ngát hương đang êm ru muôn âm thanh dịu dàng.
Nắng chiều tô đẹp đôi má hồng, ...
Người em mến thương gieo trong tôi muôn khúc nhạc vấn vương.
Ôi quê hương chốn đây tình yêu mãi dâng đầy.
Và nghe như trong con tim dội muôn tiếng hát”
Lời ca khúc đã góp phần tô thắm thêm bức tranh quê hương Việt Nam tươi đẹp luôn gắn với tình yêu và tuổi trẻ bao thế hệ.
Sáng tác: Nhạc sỹ Quốc Dũng
Biểu diễn: Tốp nữ
7. Biểu diễn võ thuật cổ truyền
7.1.Thanh Long độc kiếm - Biểu diễn: Quốc Huy.
Kiếm là loại binh khí ngắn hai lưỡi được tôn xưng là “vua của trăm binh khí có lưỡi”. Sách sử chép rằng kiếm xuất hiện rất sớm, từ thế kỷ 17 trước Công nguyên.
Trong thời kỳ cổ đại, trừ việc dùng kiếm làm binh khí chiến đấu và luyện tập võ nghệ, kiếm còn là biểu tượng cho quyền lực, địa vị, đẳng cấp trong lễ nghi, kiếm cũng được coi là một thứ trang sức, văn nhân, học sĩ đeo kiếm để tỏ ra minh là cao nhã không dung tục.
Thanh long độc kiếm uy dũng như rồng xanh. Kiếm đi thức đẹp. Thế kiếm tựa gió
bay. Kiếm hoa như phụng vũ.
Tứ Phương Bái Tổ Kính Sư
Xuất Kiếm Thủ Bộ Dáng Người Uy Nghi
Long Thăng Trảm Thạch Liền Khi
Tầm Xà Sát Thích Vân Phi Liền Kề
Thanh Long Xuất Thế Trở Về
Quy Xà Phạt Thảo Tứ Bề Sát Kinh
Ẩn Long Trầm Thủy Tung Mình
Nộ, Giáng, Thích, Trảm, Tụ Thần Tri
Tiết mục biểu diễn võ thuật
7.2. Lôi long đao – Biểu diễn: Trần Thanh Thích.
Bắc sát kình phong, nam lôi thanh thế.
Thần đao đoạn kiếm, kiếm đoạn thương thần.
Trùng hình đoạn pháp, pháp đoạn hùng binh.
Lôi long lĩnh trảm, thiên địa tuần hoàn.
Do đô đốc Võ Văn Dũng Tự nghiên cứu chiêu thức soạn thành bài pháp này , tương truyền rằng đất Tây sơn địa hình hiểm trở, núi non trùng điệp để đường Lôi Long đao được nhuần nhuyễn, Võ Văn Dũng thường tới Thạch Hồ ở Hầm Hô để ngày đêm luyện tập. Những thế đá trơn trượt, rêu phong, là điều kiện tốt để ông luyện tấn thêm vững chắc. Bài Lôi Long Đao có 66 hành pháp liên hoàn, Theo nghệ thuật cấu trúc các pháp thao không bị trùng lập. Ông soạn xong bài pháp này tại vùng đất Tây Sơn Hạ vào mùa thu năm Mậu Tý (1768).
7.3. Đối luyện Không thủ đối kháng song đao - Biểu diễn: Quốc Thắng, Quốc Huy, Phú Nhân.
Võ cổ truyền Bình Định vô cùng phong phú và độc đáo, thể hiện tính liên hoàn tinh tế và uyên thâm. Có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nhu và cương, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong và bên ngoài cơ thể. Để lấy nhu chế cương, lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều.
Trích đoạn "Kim Lân qua đèo"
8. Trích đoạn Tuồng“Kim Lân qua đèo”
Sôn Haäu laø moät vôû tuoàng thaày do Nhaø soaïn tuoàng Ñaøo Taán nhuaän saéc, nhaèm ca ngôïi loøng trung quaân aùi quoác vaø tình baïn chieán ñaáu cao ñeïp cuûa nhöõng ngöôøi anh huøng, moät loøng vì giang sôn ñaát nöôùc. Hình töôïng Khöông Linh Taù sau khi cheát, hoàn hoùa thaønh ngoïn ñeøn ñöa ñöôøng cho Ñoång Kim Laân vöôït thaùc baêng röøng, veà Sôn Haäu thaønh, maõi maõi laø taám göông saùng cho ñôøi sau ghi nhôù.
Biểu diễn: Nghệ sỹ Thái Phiên vai Kim Lân
Nghệ sỹ Ngọc Nhân vai Linh Tá