CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 11.02.2023

Thứ tư - 08/02/2023 02:49
CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI  TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 11.02.2023
1. Múa “Sắc xuân
Với đạo cụ chính là những cánh mai vàng rực rỡ cùng những bộ trang phục cùng tông màu đẹp mắt kết hợp với các động tác múa thoăn thoắt, mềm mại, uyển chuyển của các cô gái đã góp phần tạo nên không khí vui tươi, hồ hởi, phấn khởi khi mùa xuân đến. Mùa xuân là để yêu thương và hy vọng. Người dân vùng “đất Võ, xứ Văn chương” luôn trông chờ, hy vọng vào những điều may mắn, những hạnh phúc lớn lao và những thành quả đạt được trong năm mới.
Biểu diễn: Tốp nữ
2. Đơn ca nữXuân quê hương
Cùng với nghệ thuật Tuồng, nghệ thuật Bài Chòi là “món ăn tinh thần” không thế thiếu của người dân Bình Định. Nghệ thuật bài chòi đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2017. Ngày nay, Bài chòi đã lan tỏa khắp đất nước và vượt đại dương ra thế giới.
 Với giai điệu đằm thắm ngọt ngào, thiết tha và sâu lắng, tiết mục đã giới thiệu những “đặc sản” của quê hương Bình Định và thể hiện tình yêu quê hương đất nước của người dân vùng đất Võ.
Sáng tác: cố Nhạc sỹ - NSƯT Gia Thiện
Biểu diễn: NSƯT Thanh Bình
3. Biểu diễn võ thuật cổ truyền
3.1 Song tuyết kiếm
Biểu diễn: Nguyễn Trúc Anh.
Song tuyết kiếm là bài binh khí đôi quy định mới của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam. Bài Song tuyết kiếm của Môn phái Nam Hồng Sơn
Bình thân
Bái tổ kính sư
Tiên ông chỉ lộ
Song long hợp khẩu
Song long xuất thủy
Tam bộ loan kiếm
Bạch hạc đạt tuyết
Thiết ngưu chuyển giác (2 lần)
Song long xuất thủy
Song long bảo nguyệt
Tà phong tảo diệp
Hoành phong tảo địa
 Luân thân hồi kiếm
Thiết ngưu chuyển giác
Song long xuất thủy
 Loan kiếm tuyết hoa
Luân thân hồi kiếm
Tam bộ loan kiếm
Bạch xà luân thân
 Thiết ngưu chuyển giác
3.2 Thái Sơn côn
Biểu diễn: Phạm Tuân
Là một bài Roi chiến rất nổi tiếng trong các làng võ Bình Định, sử dụng côn pháp lấy những yếu tố kỷ thuật của một số loài vật làm căn cơ, mô phỏng động tác của Rắn, kỳ Lân, Tê giác, Thỏ, Mèo, Gà, Trâu, Hổ. Đây là những điểm hiếm thấy trong các bài võ cổ truyền Việt Nam. Do tổng hợp sức mạnh và động tác của nhiều loài thú nên bài Roi Thái sơn hết sức biến ảo. Lúc tấn công thì ra đòn mạnh mẽ, lúc lui về thế thủ thì nhẹ nhàng, linh hoạt né tránh, để rồi từ thế thủ, chuyển sang thế tấn công. Bài Roi Thái Sơn được tuyển chọn trong hội nghị chuyên môn võ cổ truyền Việt Nam năm 1993 làm bài qui định quốc gia đưa vào hệ thống tập luyện và thi đấu trong toàn quốc.
Thái sơn, đích thủy, địa xà liên
Thương thượng, lộng ky lân, thoái bạch viên
Huy ky, độc giác, trung bình hạ
Thượng thích, đại đăng, tấn thừa thiên
Hồi đầu trực chỉ liên tam thích
Đồng tâm thuận thế giáng vân biên
Tẩu độc thố,trưng sơn, hoành, giáng kiếm
Linh miêu mai phục, tấn thích ngưu
Thừa châu bố địa, khai côn thích
Hồi tiểu, kim kê, đả trung lang
Phi phong, tẩu võ,khai ngưu giác
Tiểu tử tam phiền, giá mã an
Bái tổ lập như tiền
võ 20221126 200942                                                       
                                                       Tiết mục biểu diễn võ thuật
3.3 Đối luyện Trường côn đối kháng song đao
Biểu diễn: Phương Hoàng, Quốc Việt, Tâm Hiên.
Võ cổ truyền Bình Định rất đa dạng với nhiều thế đánh, nhiều thế võ, nhiều loại binh khí. Đặc biệt sử dụng roi để chống lại với nhiều loại binh khí khác như đao , kiếm, mã tấu… Người tập võ cổ truyền gắn liền với côn pháp : nhiều kỹ thuật phối hợp tạo nên những thế né tránh, phản đòn lợi hại; khi di chuyển thì linh hoạt, nhẹ nhàng; khi ra đòn thì nhanh và mạnh. Khi áp sát đối thủ tấn công hay phòng thủ đều vẹn toàn, 2 đầu roi biến chuyển ảo diệu với nhiều đòn đánh : triệt hạ, trảm phạt, phối hợp các đòn đâm xà trừng thích, lữ long thích, phục hổ thích…nhiều đòn cản kín kẽ, đảm bảo an toàn cơ thể.
3.4. Lão Hổ Thượng Sơn
Biểu diễn: Hồ Thị Như Ý
Có nguồn gốc từ môn phái Lam Sơn võ đạo, Lão Hổ có nghĩa là cọp già, cọp đã đạt tới mức tinh thông lão luyện, vượt qua ngọn núi thử thách, là hành trình mà bật cao thủ nào cũng phải đi qua. Bài Lão hổ thượng sơn được tuyển chọn trong hội nghị chuyên môn võ thuật cổ truyền Việt Nam lần thứ nhất vào năm 1993 làm bài qui định quốc gia và đưa vào hệ thống thi đấu trong toàn quốc
Bái tổ lão hổ thượng sơn
Chấp thủ khai mã
Song thủ phá cước
Đồng tử dâng quả
Lưỡng thủ khai môn
Đơn tọa phục hổ
Hữu thủ yểm tâm
Hồi đàu thối tọa
Tả thủ yểm tâm
Nhất cước phá đao
Nhất quyền đả khứ
Lao hổ vồ mồi
Trửu phong đả bồi
Song đao phạt mộc
4. Độc tấu đàn bầu “Nhịp cầu quê hương
Đàn Bầu là một trong những nhạc cụ dân tộc cổ truyển, độc đáo của Việt Nam với những âm thanh đằm thắm, ngọt ngào:
                                     “ Cung thanh là tiếng mẹ
                                       Cung trầm là giọng cha
                                      Ngân nga em vẫn hát
                                      Tích tịch tình tình tang”
Sáng tác:  NSƯT Toàn Thắng
Biểu diễn: Nghệ sỹ  Quang Hiếu
5. Múa “Hái lá mùa xuân”
Thông qua các động tác múa thoăn thoắt, nhịp nhàng thể hiện hình ảnh các cô gái người dân tộc Rắc Lây rủ nhau ra rừng hái lá, với ước mong cho cây cối đâm chồi nảy lộc, một năm vụ mới mưa thuận gió hoà, cây cối xanh tươi, nhà nhà no ấm.
Sáng tác múa:  Cố NSND Đặng Hùng
Biểu diễn: Tốp nữ

20221210 203707
                                                                 
                                                                     Tiết mục "Độc tấu đàn Nhị"
6.
Đơn ca “Đất Việt tiếng vọng ngàn đời”

Tổ quốc Việt Nam luôn luôn là niềm tự hào, là ánh sáng thiêng liêng trong triệu triệu trái tim người dân chúng ta. Trải qua bao thăng trầm, sóng gió, từ thời Bà Trưng, Bà Triệu đánh đuổi giặc ngoại xâm để giành lại non sông, đất nước. Trang sử vẻ vang, oanh liệt ấy được tái hiện lại một phần trong ca khúc“ Đất Việt tiếng vọng ngàn đời
Sáng tác:  Nhạc sỹ Lê Quang
Biểu diễn: Nghệ sỹ Hoàng Dũng
7. Biểu diễn võ thuật cổ truyền
7.1. Đồng diễn Nạp mã môn cương
Biểu diễn: Phương Hoàng, Quốc Việt, Tâm Hiên
Trì chưởng ngưu đầu, lan ô tử
Nạp mã kinh công, tấn long thần
Quỳnh môn chiếu hậu, trùng hình pháp
Giá vũ chiêu hồn, ức long xa
Vọng bái Hư Minh tổ sư đài
được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay. Bài quyền có 48 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau là sự kết hợp giữa thân pháp, thủ pháp và cước pháp. Lúc thì đánh nhu, lúc thì đánh cương, uyển chuyển mạnh mẽ.
7.2. Ngọc trản quyền
Biểu diễn: Trần Thúy Vy
Là một trong những bài bài quyền đặc trưng của Bình Định, có lối đánh công thủ toàn diện, kín đáo, kết hợp nhu cương né tránh phản đòn rất lợi hại, di chuyển nhẹ nhàn linh hoat, khi trụ ngựa ra đòn thì vững chắc và mạnh mẽ. Ngọc trản quyền Là một trong nững bài quyền nổi tiếng và phổ biến khá rộng rãi trong làng võ ở  Bình Định.
Tam bộ bái tổ
Nhị bộ kính sư
Hồi thân lập trụ
Ngọc trản ngân đài
Tả thủ tấn khai
Thập tự luyện dịp
Liên đả sát túc
Tọa hồi mai phục
Tấn đả tam chiến
Thối thủ nhị linh
Tả hoành sát, hữu hoành sát
Hồi phát địa hổ
Thanh long biên giang
Phụ tử tương tùy
Song phi triển dực...
Hạ bản lôi đản đả
Hồi tiểu tọa khai cung
Tấn đả song quyền
Trực tiền quyển địa
Huỳnh long quyển địa
Đồng tử vươn thân
Hoàn tấn đã liên hoàn
Hồi tả tọa Bạch xà lăn lộ
Tản hoành sát thanh long biên giang
Kiêm kê điển thủ
Thối thảo bát liên hoàn
Tẩu mã dương tiên
Lập bộ như tiền.
7.3. Thanh long độc kiếm
Biểu diễn: Nguyễn Hoàng Phúc
Thanh long độc kiếm là bài binh khí của Võ phái Thanh long võ đạo, do Võ sư Lê Kim Hòa giới thiệu tại Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc bình chọn năm 1996 tại thành phố Hồ Chí Minh và chính thức phổ biến năm 2008 cho đến nay.
Tại Bình Định Nhiều vận động viên thi đấu đạt thành tích từ giải ĐHTT toàn quốc, vô địch, cup và giải trẻ đã thi triển bài Thanh long độc kiếm rất thành công tại các giải thi đấu và đạt huy chương vàng như kiện tướng quốc gia Phạm Đình Khiêm, Trần Thị Thảo Hiền…nhiều năm liền với danh hiệu kiện tướng.
7.4. Lão Mai quyền
Biểu diễn: Cao Phạm Doanh Doanh
Lão mai quyền là một trong những bài quyền đặc trưng của Bình Định, phổ biến khá rộng rãi trong các làng võ ở Bình Định, với những yếu tố kỷ thuật, tạo nên hình nét vòng tròn trong thân pháp, bộ pháp, ra đòn nhanh mạnh, mềm dẻo khéo léo, các bộ tấn được sử dụng di chuyển vừa nhẹ nhàng vừa linh hoạt, như cội Mai già trước cơn gió lốc. Bài Lão mai quyền được tuyển chọn trong hội nghị chuyên môn võ cổ truyền Việt Nam năm 1994 làm bài qui định quốc gia, đưa vào hệ thống tập luyện và thi đấu trong toàn quốc.
Lão mai độc thọ nhất chi vinh
Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành
Tấn nhất đoản thối hồi lão khởi
Phi nhất thác hoàn thối thanh đình
Tàng nha hổ dương oai thiết trảo
Triển giác long tất lực lôi oanh
Lão hầu thoái tọa liên ba biến
Hồ điệp song phi lão bạng sanh
Nguyệt quật song câu lôi điển chấn
Vân tôn tam tảo hổ xà thành
8. Đơn ca nữLắng nghe mùa xuân về
Với ca khúc ‘Lắng nghe mùa xuân về”, nhạc sỹ Dương Thụ đã vẽ lại mùa xuân qua ca từ rất thật, một mùa xuân với mưa nhẹ rơi thật êm, với mùa hương thoảng trong gió đưa.
Giọt mưa nào rơi thật êm trên phố phường
Mùa hương nào thơm thật thơm trong gió thoảng
Và em đợi anh đợi anh như đã hẹn
Nghe trong mưa đêm mùa xuân lặng lẽ sang

Biểu diễn: Nghệ sỹ Minh Trang
NHỊ KHÍ CHU DU
                                                                                       
                                                          Trích đoạn tuồng "Nhị khí Chu Du"
9. Trích đoạn Tuồng“Nhị khí Chu Du
Trích trong tuồng “Giang tả cầu hôn” đề cập đến nhân vật Chu Du - một tướng giỏi nên luôn tự đắc, ngạo nghễ về tài thao lược của mình. Tuy vậy, Y vẫn thua mưu quân sư Gia Cát Lượng trong việc cầm chân Lưu Bị làm rễ Đông Ngô nhằm đòi lại đất Kinh Châu. Vì vậy Chu Du đã tức khí mà thổ huyết đến chết. Với vũ đạo đẹp mắt, mang tính ước lệ đặc trưng của nghệ thuật Tuồng cùng phương thực hiện thực tả ý, giúp người xem được thưởng thức sự phong phú về không gian như: ở trong nhà, đứng trên bờ, bước xuống thuyền… dù chỉ thông qua động tác vũ đạo của người diễn viên trên sân khấu.
Biểu diễn:  Nghệ sỹ Thái Anh vai Chu Du
                   Nghệ sỹ Đức Thành vai quân



 

Tác giả bài viết: Bài: Duy Linh- Thuý Hường; Ảnh: Tư liệu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây