CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 04.3.2023

Thứ tư - 01/03/2023 21:50
CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 04.3.2023
1.  Hát hò đối đáp “Ai về bình Định mà coi”:
Ca cảnh Hát hò đối đáp “Ai về Bình Định mà coi” ca ngợi, quảng bá vẻ đẹp của các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa và con người Bình Định; Mừng quê hương, đất nước tươi đẹp trở lại sau Đại dịch Covid- 19 với nhiều làn điệu hò phong phú như: Xuân nữ, Hò quảng, Hò hê, Sắc bùa, Lô tô … thường biểu diễn phục vụ trong các dịp lễ, hội…
Tác giả:   NSƯT Tấn Hào
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Bích Lĩnh, Hồng Diễm, Võ Nương, Thành Việt, Chí Cường, Trung Hiếu.
2.  Đơn ca nữ “ Biển quê ta”
          “Biển quê ta càng đẹp lại càng giàu
          Giữ mãi biển trời này buông lưới ta câu
          No ấm bây giờ và cho cả mai sau”
Đó là những ca từ gần gũi, mượt mà và đầy chất trữ tình, khí khái mà cố nhạc sỹ - NSƯT Hoàng Lê viết về ‘Biển quê ta”.
Biểu diễn: Nghệ sỹ Thiên Nga
3. Biểu diễn võ thuật
Cùng với hát Bội, Bài chòi, võ cổ truyền Bình Định được biết đến như một thành tố văn hóa không thể thiếu của quê hương Bình Định. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, trở thành một nét văn hóa đặc sắc ẩn chứa khí thế hào hùng của dân tộc.
Người Bình Định luôn tự hào về truyền thống thượng võ của quê hương mình, niềm tự hào đó càng được nhân lên khi võ cổ truyền Bình Định vinh dự được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đã trình UNESCO công nhận là di sản đại diện của nhân loại. Để góp phần gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa võ cổ truyền Bình Định, các thế hệ hôm nay vẫn say mê luyện tập và nghiên cứu. Với những lợi ích mà nó mang lại như chúng ta đã biết mà còn để quảng bá, giới thiệu nét đẹp của Miền đất võ Bình Định với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
3.1 Hùng kê quyền - Biểu diễn: Quốc Huy và Trúc Anh.
Bài Hùng kê quyền do Nguyễn Lữ biên soạn, trong ba anh em nhà Tây sơn, Nguyễn Lữ là em thứ ba. Vốn người mảnh khảnh, tánh nết hiền hòa, thích văn hơn võ. Tuy nhiên , ông cũng học được nhiều môn võ và chuyên về môn “Miên quyền”. Vốn mê xem gà đá, Nguyễn Lữ đã nghiền ngẫm, nghiên cứu các thế đá ào ạt tấn công của con gà lớn, các thế lặn hụp, tránh  né, xỏ vỉa, đâm sường, của con gà nhỏ. Để rồi tạo ra thế phản công, đá bại con gà lớn. Từ đó ông rút ra các yếu tố kỷ thuật sáng tạo nên bài Hùng Kê quyền, rất phù hợp với tầm vóc và lối đánh của người Việt Nam: “Yếu có thể đánh mạnh, thấp có thể đánh cao, nhỏ có thể đánh lớn, ít có thể đánh nhiều”.
Lưỡng kê giao thủ thủy tranh hùng
Song túc tề phi trảo thượng xung
Trấn ải kim thương như Bạch Hổ
Thủ quan ngân kiếm tựa Thanh Long
Xuyên cung độc triểu tăng ư trác
Hồi thủ đơn câu thọ tứ hùng
Thiểu, tẩu, vượt, trầm thiên sở tứ
Nhu, cương, cường, nhược tận kỳ trung
3. 2 Câu liêm thương - Biểu diễn: Hoàng Nam.
Bài câu liêm thương có 65 hành pháp liên thao được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” cùng một đầu là câu liêm vừa gắn mũi thương lợi hại vô cùng, đâm thì biến hóa bất ngờ, kéo về thì tước binh khí đối thủ, có thể dùng dưới đất để phá chân ngựa đội kị binh. Các binh sĩ thường được trang bị vũ khí như thế này khi xuất trận.
3. 3 Song phượng kiếm - Biểu diễn: Thúy Vy, Bảo Ngân, Hồng Trang.
Bài Song phượng kiếm do Đô đốc Bùi Thị Xuân tự nghiên cứu chiêu thức mà soạn thành bài pháp này, trong thời kỳ bà huấn luyện đội tượng binh ở vùng đất Tây Sơn thượng. Theo lưu truyền buổi tập nào Bà cũng thấy một đôi chim phượng đậu trên cành cây đùa nhau, bay lượn xem bà tập, từ đó hằng đêm Bà mô phỏng những động tác bay lượn đùa nhau của đôi chim phượng, Bà soạnlôi long  nên bài pháp này, và sau đó truyền dạy xuống cho 5 người con gái là “Ngũ phụng tiên” theo bà đánh giặc, bài có tầm sát pháp rất cao. Bà soạn xong bài pháp này là ngày 20 tháng 12 năm Canh Dần (1770).
 
20221126 202816                                                   
                                                       Biểu diễn tiết mục Võ thuật

4. Múa “Hồn Việt”
Đây là tiết mục múa mang đậm chất dân gian, sử dụng đạo cụ chính là hoa Sen - biểu tượng của sự thanh khiết của người dân Việt Nam, ẩn chứa nét đẹp tinh tuý của người con gái Việt với những phẩm hạnh đáng quý, luôn giữ  được giá trị bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc ta.
Thông qua các động tác múa mềm mại, nhẹ nhàng tạo cảm giác thư thái, thoải mái cho người thưởng thức.
Biên đạo:  Nghệ sỹ Kim Tiển.
Biểu diễn: Tốp nữ.
5. Song ca nam nữ “Giận mà thương”
 Ca khúc như lời tâm tình, thủ thỉ, đối đáp của đôi nam nữ. Tuy giận nhưng thực ra đó lại là tình yêu vô bờ bến dành cho người mình yêu thương, người bạn đời của mình. Từng lời, câu từ được nhạc sỹ trau chuốt, chắt lọc để mang tới cho người thưởng thức một ca khúc ngọt ngào, lắng đọng như những khúc hát dân ca sống mãi với bao thế hệ thanh niên Việt Nam.
Sáng tác: Nhạc sỹ Trần Hoàn
Biểu diễn:   Các nghệ sỹ Duy Long - Thanh Tuyền
                                                         
6. Liên khúc dân ca khu  V (lý thượng, lý vãi chài, lý ngựa ô)
 Kết hợp sử dụng nhiều làn điệu Dân ca cổ, phong phú của Dân ca Liên khu V trước đây như: Lý thượng, Lý vãi chài, Lý ngựa ô để tạo nên một liên khúc dân ca hấp dẫn, sôi nổi, nhiều màu sắc khi trình diễn, nhằm ca ngợi tình yêu quê hương, đất đước và tình yêu lứa đôi trong sáng, chân thành, giản dị, mang lại cảm giác vui vẻ, phấn chấn trong lao động và sản xuất cho người dân.
Biểu diễn:  Các NS: Võ Nương, Bích Lĩnh, Hồ Điệp, Hồng Diễm, Bạch Lan, Hoài Thương.
7. Biểu diễn võ thuật
7.1 Lão Mai quyền - Biểu diễn: Hồng Trang và Quốc Thắng.
Lão mai quyền là một trong những bài quyền đặc trưng của Bình Định, phổ biến khá rộng rãi trong các làng võ ở Bình Định, với những yếu tố kỷ thuật, tạo nên hình nét vòng tròn trong thân pháp, bộ pháp, ra đòn nhanh mạnh, mềm dẻo khéo léo, các bộ tấn được sử dụng di chuyển vừa nhẹ nhàng vừa linh hoạt, như cội Mai già trước cơn gió lốc. Bài Lão mai quyền được tuyển chọn trong hội nghị chuyên môn võ cổ truyền Việt Nam năm 1994 làm bài qui định quốc gia, đưa vào hệ thống tập luyện và thi đấu trong toàn quốc.
Lão mai độc thọ nhất chi vinh
Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành
Tấn nhất đoản thối hồi lão khởi
Phi nhất thác hoàn thối thanh đình
Tàng nha hổ dương oai thiết trảo
Triển giác long tất lực lôi oanh
Lão hầu thoái tọa liên ba biến
Hồ điệp song phi lão bạng sanh
Nguyệt quật song câu lôi điển chấn
Vân tôn tam tảo hổ xà thành
7.2 Lôi phong tùy hình kiếm – Biểu diễn: Trần Thị Thảo Hiền.
Bài Lôi phong tùy hình kiếm do đô đốc Trần Quang Diệu biên soạn, trong thời gian Ông ở núi Thạch Bì cùng với vợ là Bùi Thị Xuân chọn vùng đất này lập căn cứ chiêu mộ hào kiệt và rèn luyện võ công. Bài Lôi phong tùy hình kiếm có 72 hành pháp liên hoàn theo nghệ thuật cấu trúc các pháp thao không bị trùng lập. Ông soạn xong bài pháp này tại vùng đất Tây Sơn Hạ vào ngày 21 tháng 03 năm Kỷ Sửu ( 1769).
“Xuất kiếm thị oai phong, lâm xuân hoa diệp lạc,
Hổ diểu kiếu kinh thiên, lôi phong thinh động địa.
Xung vân kiếm nhi hầu thượng đế, sắc long đao giáng phủ động đình ,
Thị nhựt ư xuất hành đương tiên điển,
Cấp cấp truy bộ thiên lôi chi phủ đạo, trùng tiên nhi đãi sự
tảo ngã tận tích khí tan bồng”.
7.3 Đối luyện Không thủ đối kháng song đao - Biểu diễn: Quốc Thắng, Quốc Huy, Phú Nhân.
 Võ cổ truyền Bình Định vô cùng phong phú và độc đáo, thể hiện tính liên hoàn tinh tế và uyên thâm. Có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nhu và cương, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong và bên ngoài cơ thể. Để lấy  nhu chế cương, lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều.

61
                                                          
                                                           Trích đoạn "Vạn Lịch ăn xin"


 8. Tam ca nữ: “Buổi sáng trên đồng nội”         
                   “Đồng quê tươi thắm ơi!
                   Non nước thân yêu ơi!
                   Ta hiến dâng cả tuổi xuân trong trắng
                   Quê hương ta đẹp vô ngần
                   Muôn hoa chi đẹp cho bằng”
 Đó là những ca từ mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần ngọt ngào, sâu lắng mà nhạc sỹ Trần Tất Toại đã gửi gắm khi miêu tả về vẻ đẹp của quê hương đất nước Việt Nam trong thời bình.
 Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Lê Tuyền - Bạch Lan- Cẩm Hương
9. Trích đoạn “Vạn Lịch ăn xin”  trích từ vở Ca kịch Bài chòi “Đồng tiền Vạn Lịch”
Lấy cốt truyện từ dân gian, trích đoạn “Vạn Lịch ăn xin” kể về bi kịch cuộc đời của Vạn Lịch. Anh là một đại phú thương giàu có nhất vùng nhưng vì tính hiếu thắng nên đã đem hết gia tài và cả người vợ xinh đẹp của mình ra cá cược và bị mắc lừa đối phương nên mất tất cả. Cuối cùng Vạn Lịch trở thành người đi xin tình, xin nghĩa ở đời để xoa dịu nỗi đau khổ, dặn vặt lương tâm và mong tha thứ cho lỗi lầm của mình gây ra. Với vũ đạo là cây gậy và chiếc nón cời trên tay, diễn viên thể hiện nhiều tâm trạng, cảm xúc khác nhau: lúc điên dại, nhớ nhung, mơ màng về nàng Mai, lúc thì căm hận khi gặp lại kẻ thù Nam Hải. Qua trích đoạn cũng là lời nhắc nhở con người cần tỉnh táo trước sự cám dỗ của đồng tiền để không phải đánh mất tất cả.
Biểu diễn:  Nghệ sỹ Sử Thành Việt trong vai Vạn Lịch
                   Nghệ sỹ Thuỳ Dung trong vai nàng Mai
                   Nghệ sỹ Hoài Tâm trong vai Nam Hải

Tác giả bài viết: Bài: Duy Linh- Thuý Hường; Ảnh: Nhật Hạ, Công Phượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây