CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA ĐOÀN TUỒNG ĐÀO TẤN PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 10.12.2022
Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Địnhhttps://nhahatntttbinhdinh.com.vn/uploads/lk4.png
Thứ năm - 08/12/2022 21:14
1. Song tấu bộ gõ:“Nhịp phách tương giao” Đây là một tác phẩm dành riêng cho bộ gõ dân tộc nhằm khai thác tính năng của trống, mõ, chiêng, thanh la và đặc biệt là phát huy tài năng biểu diễn của người nghệ sỹ. Tiết mục này đã đạt huy chương Vàng tại Liên hoan độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2014. Dàn dựng:CốNSƯT- nhạc sỹ Gia Thiện Biểu diễn: NSƯT Trung Nghĩa - NS Văn Công 2.Trích đoạn tuồng:“Ông già cõng vợ đi xem hội” Ngày xuân mọi người nô nức đi trẩy hội. Công tử Xấc là con quan Thiên Hộ trong phủ Chúa, cậy quyền thế luôn tìm ghẹo các cô gái đẹp. Thấy một ông già cõng cô vợ trẻ trên lưng, công tử Xấc sinh lòng ham muốn chiếm vợ người. Ông già đã chứng minh sức mạnh tình yêu của mình, không những bảo vệ được người vợ trẻ mà còn dạy cho tên công tử một bài học nhớ đời. Biểu diễn: Nghệ sỹ Thu Thiện trong vai Ông già và cô gái Nghệ sỹ Thanh Trực trong vai công tử Xấc
Tiết mục "Nhịp phách tương giao" 3. Biểu diễn Võ thuật: Cùng với hát Bội, Bài chòi, võ cổ truyền Bình Định được biết đến như một thành tố văn hóa không thể thiếu của quê hương Bình Định. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, trở thành một nét văn hóa đặc sắc ẩn chứa khí thế hào sáng của tinh thần thượng võ. Người Bình Định luôn tự hào về truyền thống thượng võ của quê hương mình, niềm tự hào đó càng được nhân lên khi võ cổ truyền Bình Định vinh dự được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để góp phần gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa võ cổ truyền Bình Định, các thế hệ con cháu ngày nay vẫn say mê luyện tập. Học võ không chỉ để phòng thân, rèn luyện sức khỏe, mà còn để quảng bá, giới thiệu nét đẹp của võ cổ truyền, nét đẹp của miền đất Võ Bình Định với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. 3.1. Đồng diễn Song phượng kiếm, nạp mã môn cương Biểu diễn: Tập thể 10 võ sinh CLB dưỡng sinh Hoa Hướng Dương. 3.2. Lôi Phong Tùy Huỳnh Kiếm Biểu diễn : Thảo Hiền Lôi Phong Tuỳ Huỳnh Kiếm: Do đô đốc Trần Quang Diệu biên soạn, trong thời gian Ông ở núi Thạch Bi cùng với vợ là Bùi Thị Xuân chọn vùng đất này lập căn cứ chiêu mộ hào kiệt và rèn luyện võ công. Bài Lôi phong tùy hình kiếm có 72 hành pháp liên hoàn theo nghệ thuật cấu trúc các pháp thao không bị trùng lập. Ông soạn xong bài pháp này tại vùng đất Tây Sơn Hạ vào ngày 21 tháng 03 năm Kỷ Sửu ( 1769) 3. 3. Đồng diễn quạt - thiết phiến : Tập thể võ sinh biểu diễn
Tiết mục biểu diễn Võ thuật
4. Đơn ca nam “Đất Việt tiếng vọng ngàn đời” Tổ quốc Việt Nam luôn luôn là niềm tự hào, là ánh sáng thiêng liêng trong triệu triệu trái tim người dân chúng ta. Trải qua bao thăng trầm, sóng gió, từ thời Bà Trưng, Bà Triệu đánh đuổi giặc ngoại xâm để giành lại non sông, đất nước. Để nhìn lại trang sử vẻ vang, oanh liệt ấy, xin mời quý vị thưởng thức ca khúc“ Đất Việt tiếng vọng ngàn đời” Sáng tác: Lê Quang Biểu diễn: Hoàng Dũng 5. Múa “Chăm cung đình” Dân tộc Chăm có những lễ hội sôi động với những điệu múa đẹp lạ lùng, quyến rũ, ẩn chứa những hình tượng văn hóa độc đáo. Trên mảnh đất của chúng ta sống hôm nay chính là kinh đô Chămpa thuở trước, nét Văn hóa Chămpa vẫn còn làm xao xuyến lòng người qua những điệu múa, lời ca u hoài, huyền ảo. Những điệu múa Chăm là những viên ngọc sáng trong kho tàng văn hoá Việt Nam. Ẩn sâu bên trong những điệu múa ấy, chúng ta có thể phần nào cảm nhận được tâm hồn đầy chất văn hóa Chăm, linh thiêng, huyền bí và không kém phần lãng mạn của tình yêu đôi lứa. Biểu diễn: Tốp nữ 6. Độc tấu Đàn Bầu “Hồi tưởng ” Đàn Bầu là một trong những nhạc cụ dân tộc cổ truyển, độc đáo của đất nước Việt Nam với những âm thanh đằm thắm, ngọt ngào: “ Cung thanh là tiếng mẹ Cung trầm là giọng cha Ngân nga em vẫn hát Tích tịch tình tình tang” Sáng tác: Xuân Khải Biểu diễn: Nghệ sỹ Quang Hiếu
Tiết mục Độc tấu đàn Bầu 7. Biểu diễn Võ thuật: 7. 1 Hồng môn quyền Biểu diễn : Lê Thị Hồng Trang 7. 2 Bát quái côn Biểu diễn: Bảo Ngân 7. 3 Đồng diễn 45 động tác 8. Đơn ca nam “Đất nước tình yêu” Ca khúc “Đất nước tình yêu” ra đời đã cổ vũ, động viên lớp lớp thanh niên lên đường ra tiền tuyến bảo vệ Tổ quốc thân yêu, để lại người yêu nơi quê nhà. Họ đặt tình cảm riêng tư trong tình yêu đất nước. Nhạc sỹ Lệ Giang đã sáng tác ca khúc để ca ngợi tình yêu lứa đôi lúc ấy: “Khi chúng ta yêu nhau chẳng kẻ thù nào làm con tim ta yếu mềm”. Lời bài hát dẫn dắt người nghe hồi tưởng lại những năm tháng đầy khó khăn, gian khổ nhưng cũng rất hào hùng của dân tộc và là niềm tự hào của tuổi trẻ của một thời để nhớ. Biểu diễn: Nghệ sỹ Thanh Trực 9. Đơn nữ “Xuân quê hương” Cùng với nghệ thuật Tuồng, nghệ thuật Bài Chòi là “món ăn tinh thần” không thế thiếu của người dân Bình Định. Nghệ thuật bài chòi đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2017. Ngày nay, Bài chòi đã lan tỏa khắp đất nước và vượt đại dương ra thế giới. Với giai điệu đằm thắm ngọt ngào, thiết tha và sâu lắng, tiết mục đã giới thiệu những “đặc sản” của quê hương Bình Định và thể hiện tình yêu quê hương đất nước của người dân vùng đất Võ. Tác giả: cố NSƯT- nhạc sỹ Gia Thiện Biểu diễn: NSƯT Thanh Bình 10. Múa “Trình tường” “Trình tường” là điệu múa sử dụng các động tác vũ đạo tuồng, múa đồng bộ, nhịp nhàng theo các tuyến ngang, dọc, xéo rồi cùng tạo hình khối đẹp mắt trên nền nhạc trầm bổng. Đến khi điệu múa gần đến hồi kết, tất cả cùng đứng trụ bộ, mỗi diễn viên trên tay cầm một câu liễn và tung ra câu chúc tụng chúc cho quốc thái dân an, muôn người ấm no, hạnh phúc. Qua tiết mục múa “Trình tường”, quý vị có thể cảm nhận được nét độc đáo, đặc sắc về vũ đạo, hóa trang, phục trang của nghệ thuật Tuồng mà những giá trị độc đáo của nó đã “neo lại” trong lòng nhân dân qua nhiều thế kỷ. Biểu diễn:Tập thể nam nữ diễn viên Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định.
Tác giả bài viết: Bài: Duy Linh - Thuý Hường; Ảnh: Thục Nương, Công Phượng