CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 15.7.2023

Thứ tư - 12/07/2023 21:05
1.  Hát hò đối đáp “Ai về bình Định mà coi
Ca cảnh Hát hò đối đáp “Ai về Bình Định mà coi” ca ngợi, quảng bá vẻ đẹp của các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa và con người Bình Định; Mừng quê hương, đất nước tươi đẹp trở lại sau Đại dịch Covid- 19 với nhiều làn điệu hò phong phú như: Xuân nữ, Hò quảng, Hò hê, Sắc bùa, Lô tô … thường biểu diễn phục vụ trong các dịp lễ, hội…
Tác giả:   NSƯT Tấn Hào
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Bích Lĩnh, Hồng Diễm, Võ Nương, Thành Việt, Chí Cường, Trung Hiếu.

bùi thị xuân

               
                                          Trích đoạn Ca kịch Bài chòi "Bùi Thị Xuân hồi triều"
2.
Đơn ca nữĐất nước lời ru”

Ca khúc mang âm hưởng dân gian, không chỉ giới thiệu những khúc hát ru, ngợi ca tình mẫu tử thuần túy, mà lớn lao hơn là biểu tượng của đất nước, Tổ quốc thiêng liêng. Người mẹ trong bài này được tác giả nâng lên một tầm cao: đó là biểu tượng của đất nước, Tổ Quốc. Mỗi người dân Việt Nam không thể thoát ly đất mẹ của mình, như những đứa con không thể thiếu mẹ. Đất nước là cội nguồn, là máu thịt, là những gì thiêng liêng nhất đối với mỗi người con Việt Nam. Chính vì vậy, ca khúc “Đất nước lời ru” hướng đến một biểu tượng bất tử về Người mẹ dân tộc, người mẹ cội nguồn, người mẹ đất nước. Tiếng lòng của nhạc sỹ Văn Thành Nho lúc nào cũng đồng hành với tiếng lòng của lời ru đất nước.
Biểu diễn:  Nghệ sỹ Bạch Lan
3. Múa “Trúc xinh
Mang âm hưởng dân ca kết hợp với đương đại, múa “Trúc xinh”  lấy cảm hứng từ hình tượng cây trúc gắn liền với hình ảnh xinh đẹp  của người con gái Việt Nam qua câu cao dao:
                             “Trúc xinh trúc mọc đầu đình
                             Em xinh em đứng một mình cũng xinh”
Với các động tác múa giàu hình tượng, mềm mại, uyển chuyển đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người thưởng thức.
Biên đạo múa:  Kim Tiển
 Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Kim Tiển, Trà Giang, Thuý Kiều, Thuý Vân, Nhuỵ Hảo.
 4. Biểu diễn võ thuật
5. Liên khúc dân ca khu V (lý thượng, lý vãi chài, lý ngựa ô)
 Kết hợp sử dụng nhiều làn điệu Dân ca cổ, phong phú của Dân ca Liên khu V trước đây như: Lý thượng, Lý vãi chài, Lý ngựa ô để tạo nên một liên khúc dân ca hấp dẫn, sôi nổi, nhiều màu sắc khi trình diễn, nhằm ca ngợi tình yêu quê hương, đất đước và tình yêu lứa đôi trong sáng, chân thành, giản dị, mang lại cảm giác vui vẻ, phấn chấn trong lao động và sản xuất cho người dân.
 Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Võ Nương, Bích Lĩnh, Hồ Điệp, Hồng Diễm, Thuý Vân, Bạch Lan.

liên khúc20221126 204940
                                                       
                                                   Tiết mục Liên khúc Dân ca khu V

6. Tốp ca nam: “Tiếng trống Paranưng
                   “Tôi yêu chiếu khăn matira
                   Vương trên trán em dịu êm
                   Tôi yêu tiếng ca áttira
                   Mênh mông mênh mông biển sóng”
Những câu hát dạt dào, sâu lắng, thiết tha trong bài “ Tiếng trống paranưng”của nhạc sĩ Trần Tiến vang vọng trong ta âm điệu tiếng trống Paranưng trong tình yêu của người Chăm để rồi tìm về cội nguồn và mong được hòa quyện những âm điệu dân ca Chăm, những điệu hò dạt dào, sâu lắng ấy đã từng làm say đắm biết bao thi nhân mặc khách khi đến vùng đất này.
Bài hát: “Tiếng trống Paranưng”
Sáng tác: Trần Tiến
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Anh Tuấn, Duy Long, Chí Cường, Trung Hiếu

tiếng trống 20221126 204158
                                                                       
                                                                     Tiết mục tốp ca Tiếng trống Paranưng
7. Biểu diễn võ thuật
8. Múa “Vũ điệu Champa”
Mảnh đất Bình Định có truyền thống văn hóa lâu đời với các nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Champa mà di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chăm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo, là những di sản văn hoá vô giá với dấu tích thành quách và nhữn ngọn tháp rêu phong đứng vững trước thử thách của thời gian. Ai đã một lần đến Bình Định sẽ nhớ mãi những ngọn tháp Chăm đẹp đến ngây ngất cùng những điệu múa Chăm đong đầy cảm xúc. Văn hóa Champa không những còn lại trên những ngọn tháp Chăm sừng sững mà còn được phục hiện qua điệu múa Chăm lung linh, huyền ảo.
 Biên đạo: Thu Hương
Biểu diễn: Các Nghệ sỹ: Kim Tiển, Trà Giang, Thuý Kiều, Nhị Hảo, Hồ Điệp, Thuý Vân.
9. Trích đoạn Ca kịch Bài chòi Bùi Thị Xuân hồi triều”, trích trong vở “Chói rạng sơn hà”
Biểu diễn:

Nghệ sỹ Thiên Nga trong vai Bùi Thị Xuân
Nghệ sỹ Thành Việt trong vai Vua Cảnh Thịnh
Nghệ sỹ Phương Phú trong vai Nguyễn Văn Danh
Nghệ sỹ Quốc Tuấn trong vai Thiếu Bảo
Nghệ sỹ Đỗ Xuân trong vai Lý Tuấn
Một số diễn viên trong vai nữ binh

Tác giả bài viết: Bài: Thục Nương; Ảnh: Nhật Hạ, Công Phượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây