1. Tốp ca nữ “Yêu lắm quê tôi Bình Định”
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Bạch Lan, Lê Tuyền, Cẩm Hương, Hồng Diễm, Võ Nương, Hồ Điệp.
2. Song ca Bài chòi “ Ai về Bình Định”
“Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi”
Hay “Em về Bình Định cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa”
Đó là những câu ca dao đề cập đến “đặc sản” của quê hương Bình Định đã được nhạc sỹ Nguyễn Dự vận dụng linh hoạt, khéo léo và đưa vào bài hát “Ai về Bình Định”. Với những ca từ ngọt ngào, đặc sắc, mang khí chất riêng của đất và người Bình Định đem đến cho người nghe nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Mời quý vị cùng thưởng thức tiết mục song ca Bài chòi “Ai Về Bình Định”
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Bích Lĩnh - Thành Việt
Tiết mục song ca "Ai về Bình Định"
3. Múa “Hồn Việt”
Đây là tiết mục múa mang đậm chất dân gian, sử dụng đạo cụ chính là hoa Sen - biểu tượng của sự thanh khiết của người dân Việt Nam, ẩn chứa nét đẹp tinh tuý của người con gái Việt với những phẩm hạnh đáng quý, luôn giữ được giá trị bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc ta.
Thông qua các động tác múa mềm mại, nhẹ nhàng tạo cảm giác thư thái, thoải mái cho người thưởng thức.
Biên đạo: Nghệ sỹ Kim Tiển.
Biểu diễn: Tốp nữ.
4. Biểu diễn võ thuật
Cùng với Hát bội, Bài chòi, võ cổ truyền Bình Định được biết đến như một thành tố văn hóa không thể thiếu của quê hương Bình Định. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, trở thành một nét văn hóa đặc sắc ẩn chứa khí thế hào sảng của vùng đất Bình Định.
Người Bình Định luôn tự hào về truyền thống thượng võ của quê hương mình, niềm tự hào đó càng được nhân lên khi võ cổ truyền Bình Định vinh dự được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để góp phần gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa võ cổ truyền Bình Định, các thế hệ con cháu ngày nay vẫn say mê luyện tập. Học võ không chỉ để phòng thân, rèn luyện sức khỏe, mà còn để quảng bá, giới thiệu nét đẹp của võ cổ truyền, nét đẹp của Miền đất võ Bình Định với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Sau đây là chương trình biểu diễn võ cổ truyền Bình Định do các võ sinh đến từ Trung tâm võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định Biểu diễn.
4.1 Ngọc Trản quyền– Biểu diễn : Nguyễn Trúc Anh Ny – HCV giải vô địch các CLB toàn quốc năm 2023 tại Vũng Tàu.
Là một trong những bài bài quyền đặc trưng của Bình Định, có lối đánh công thủ toàn diện, kín đáo, kết hợp nhu cương né tránh phản đòn rất lợi hại, di chuyển nhẹ nhàn linh hoat, khi trụ ngựa ra đòn thì vững chắc và mạnh mẽ. Ngọc trản quyền Là một trong nững bài quyền nổi tiếng và phổ biến khá rộng rãi trong làng võ ở Bình Định.
1. Tam bộ bái tổ - Nhị bộ kỉnh sư.
2. Hồi thân lập trụ - Ngọc trản ngân đài.
3. Tả hữu tấn khai - Thập tự luyện diệp.
4. Liên đả sát túc - Toạ hồi mai phục.
5. Tấn đả tam chiến - Thối thủ nhị linh.
6. Tả hoành sát - Hữu hoành sát.
7. Hồi phát địa hổ - Thanh long biên giang.
8. Phụ tử tương tùy - Song phi triển dực.
9. Hạ bàn lôi đản đả - Hồi tiểu tọa khai cung.
4.2 Song cửu tiết tiên - Biểu diễn : Kim Chi - HCV giải vô địch VCT toàn quốc năm 2022
Tay roi và một số khớp nối bằng thép được kết nối thông qua các vòng sắt hợp, Nhuyễn Tiên được chia thành: 7 đốt, 9 đốt, 13 đốt. Loại chúng ta hay thấy nhất đó là “ Cửu Tiết Tiên’. Khi sử dụng có thể ngắn có thể dài. Phương pháp chiến đấu và luyện tập gồm có: Xoay tròn, quét, treo, ném, múa ( hoa) và nằm đánh, cũng có thể luyện tập đơn Tiên hoặc song Tiên. Cách chiến đấu và luyện tập gồm: Đỡ, lăng, rớt, điểm, chặt, xoay, quét. Cửu tiết tiễn thuộc vũ khí mềm. Do 9 khúc thép nhỏ tròn nối lại với nhau và mỗi khúc có độ dài từ 9一13cm tạo thành. Giữa mối khúc đường dùng vòng sắt nhỏ nối lại với nhau. Phía đầu của mỗi khúc được gắn 2 vòng tròn bằng thép lớn, khúc thứ nhất gọi là đầu Tiên, khúc cuối cùng gọi là chuôi Tiên. Tua màu gắn trên Tiên không được dài quá 20 cm và không được gắn bất cứ vật dụng gì khác.
Tiết mục biểu diễn võ thuật
4. 3 Đao lăng khiên - Biểu diễn : Quốc Kha, Quang Nhật, Nguyên Sơn.
Chấp thủ lăn khiên , trực tiền thủ thế,
Hoành thân lập bộ , lạc mã đê đầu.
Chuyển thân độc tấn, lưỡng bộ kỳ lân,
Đại bàng phi cánh, hoành thân trực chiến.
Nhị bộ chim ưng, thối tọa âm dương,
Tả canh hạ thủ, lăng khiên lưỡng địa.
Tây chiến như đông, tả hữu tấn công,
Tung hoành ngũ lộ, tẩu mã đê đầu,
Hoành thân bái tổ - lập bộ như tiền.
5. Bài “Rủ nhau đi đánh Bài chòi”
Sáng tác: Nguyễn Dịn
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Duy Long, Anh Tuấn, Trung Hiếu, Võ Nương, Hồng Diễm, Bích Lĩnh.
6. Múa “Vũ điệu Champa”
Mảnh đất Bình Định có truyền thống văn hóa lâu đời với các nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Champa mà di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chăm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo, là những di sản văn hoá vô giá với dấu tích thành quách và nhữn ngọn tháp rêu phong đứng vững trước thử thách của thời gian. Ai đã một lần đến Bình Định sẽ nhớ mãi những ngọn tháp Chăm đẹp đến ngây ngất cùng những điệu múa Chăm đong đầy cảm xúc. Văn hóa Champa không những còn lại trên những ngọn tháp Chăm sừng sững mà còn được phục hiện qua điệu múa Chăm lung linh, huyền ảo.
Biên đạo: Thu Hương
Biểu diễn: Các Nghệ sỹ: Kim Tiển, Trà Giang, Thuý Kiều, Hoài Thương, Hồ Điệp, Thuý Vân.
Tiết mục múa "Vũ điệu Champa"
7. Biểu diễn võ thuật
Bình Định được mệnh danh là miền “đất võ – xứ văn chương”, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, nơi phát tích của triều đại nhà Tây Sơn. Với những chiến công hiển hách, lẫy lừng của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung Nguyễn Huệ. Bình Định vùng đất giàu truyền thống thượng võ, được lưu giữ bảo tồn và phát huy cao độ nét văn hóa độc đáo : Võ cổ truyền Bình Định cho đến ngày nay. UBND Tỉnh xây dựng hồ sơ khoa học VCTBĐ đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.
7. 1 Tam Khúc côn - Biểu diễn : Quốc Huy - HCB giải vô địch các CLB toàn quốc năm 2023
Được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay. Bài Tam tiết côn có 66 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau, 3 khúc nối với nhau bằng một sợi dây xích, vừa tấn công lại vừa phòng thủ, tam khúc là loại binh khí có độ khó tương đối cao, đỡ trên ,đánh dưới , tả xung hữu đột làm cho đối phương không có đường thối lui. Đánh đông, đánh tây, đánh nam, đánh bắc, kết hợp kỹ thuật lăn lộn, thi triển bộ pháp cực kỳ nhanh nhạy, đánh quét liên hoàn.
7. 2 Phong hoa đao - Biểu diễn : Phú Nhân.
Là bài binh khí quy định của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam. Phong Hoa đao là một trong Ngũ bộ Phong hoa gồm Phong hoa kiếm, Phong hoa đao, Phong hoa côn, Phong hoa thương, Phong hoa thiết phiến của môn phái Hoa Quyền Hà Nội.
Phong hoa đao khi thi triển thì lúc cương, lúc nhu, chiêu thức liền mạch theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Các đòn thế kín kẽ, uyển chuyển, dũng mãnh. Phong hoa đao chia làm 4 thức tượng trưng cho 4 hướng, mỗi thức có 9 thế tượng trưng cho 8 hướng và trung tâm. Tổng cộng 36 thế.
7.3 Thiết phiến - Biểu diễn : Trúc Anh, Bảo Ngân, Thảo Hiền, Kim Chi, Anh Ny.
Thiết phiến là loại binh khí ngắn, 1 cây quạt có hình hài nhỏ bé ngoài công dụng quạt mát bình thường thì trong võ thuật lại là binh khí vô cùng uyển chuyển và lợi hại. Ẩn chứa sự phong lưu, nho nhã bề ngoài thì bên trong lại lợi hại khó tả. Người sử dụng quạt để chống trả đòn thế chắc hẳn võ công thâm hậu và rất điêu luyện.
8. Ca kịch Bài chòi “Đêm Phú Xuân”, trích trong vở “Anh hùng với giai nhân”
Từ khi nàng công chúa khuê các xứ Bắc Hà - Ngọc Hân nên duyên cùng người anh hùng áo vải đất Tây Sơn - Nguyễn Huệ và theo chàng vào Phú Xuân định đô. Ở nơi đất khách quê người, bao nỗi nhớ nhung về quê hương, gia đình luôn thường trực trong tim Ngọc Hân. Nhưng nhờ tình yêu chân thành, nồng thắm giữa hai người đã vượt qua mọi ngăn cách về tuổi tác, không gian, thân thế và cả âm mưu không trong sáng của những thế lực chính trị thời Lê suy Trịnh nát, để vươn tới sự cao thượng và trở thành thiên diễm tình tuyệt đẹp, tiêu biểu trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Biểu diễn: NS Bích Lĩnh trong vai Công chúa Ngọc Hân
NS Phương Phú trong vai Nguyễn Huệ
NS Đỗ Xuân trong vai Lê Duy Chí
NS Chí Cường trong vai quân báo