CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT VÀ TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 21.10.2023

Thứ tư - 18/10/2023 23:22
1. Hoà tấu nhạc cụ dân tộc bàiBình Định quê hương tôi
Biểu diễn:  Giảng viên, học sinh, sinh viên Trường Đại học FPT tại Bình Định
2. Hoà tấu nhạc cụ dân tộc bàiCô đơn trên sofa”
Biểu diễn: Giảng viên, học sinh, sinh viên Trường Đại học FPT tại Bình Định
3. Múa: Huyền thoại Tháp đôi”   
 Các tháp Chăm là cụm di tích thể hiện nét đẹp văn hoá của người Chăm trên đất Bình định. Những câu hát, điệu múa Chăm là những viên ngọc sáng trong kho tàng của Việt Nam, bên trong những lời ca, điệu múa ấy người ta có thể phần nào cảm nhận được tâm hồn đầy chất văn hóa Chăm, linh thiêng, huyền bí và không kém phần lãng mạn của tình yêu đôi lứa.
Biên đạo: NSƯT Thanh Bình
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Thanh Vân, Mai Vân, Lương Quyên, Thu Thiện, Thanh Dân.

HUYỆN ĐƯỜNG

                                                                     Cảnh trong vở "Nghêu, Sò, Ốc, Hến"
4. Biểu diễn võ thuật
Cùng với Hát bội, Bài chòi, võ cổ truyền Bình Định được biết đến như một thành tố văn hóa không thể thiếu của quê hương Bình Định. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, trở thành một nét văn hóa đặc sắc ẩn chứa khí thế hào sảng của vùng đất Bình Định.
Người Bình Định luôn tự hào về truyền thống thượng võ của quê hương mình, niềm tự hào đó càng được nhân lên khi võ cổ truyền Bình Định vinh dự được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để góp phần gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa võ cổ truyền Bình Định, các thế hệ con cháu ngày nay vẫn say mê luyện tập. Học võ không chỉ để phòng thân, rèn luyện sức khỏe, mà còn để quảng bá, giới thiệu nét đẹp của võ cổ truyền, nét đẹp của Miền đất võ Bình Định với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
4.1. Đồng diễn: Tập thể Nữ bài: 36 động tác.
4.2. Phong Hoa Đao: Là bài bịnh khí quy định của Liên doàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam. Phong hoa đao là một trong ngũ bộ Phong hoa gồm Phong hoa kiếm, phong hoa đao, phong hoa côn, phong hoa cương, lúc nhu, chiêu thức liền mạch theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Các đòn thế kín kẽ, uyên chuyển, dũng mãnh, phong hoa đao chia làm 4 thức tượng trưng cho 4 hướng, mỗi thức có 9 thế tượng trưng cho 8 hướng và trung tâm.Tổng cộng 36 thế.
1. Bái tổ lập đao
2. Giao đao đả hổ
3. Tàng đầu hữu bàn đao
4. Hoành khiên bộ khóa đao
5. Khiên thủ tàng đao
6. Tả hữu phân liêu đao
7. Độc lập phách mạc đao
8. Tả hữu trích tinh đao
9. Hồi đao thích hổ
10. Phạt thảo hí du long
4.3. Quyền Thiền Sư: Được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay. Bài quyền có 28 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau là sự kết hợp giữa thân pháp, thủ pháp và cước pháp. Lúc thì đánh nhu, lúc thì đánh cương, uyển chuyển mạnh mẽ.

VÕ BÌNH ĐỊNH
                                   
                                                    
Tiết mục biểu diễn võ thuật
5. Đơn ca nữMàu hoa đỏ

“Màu hoa đỏ” là một tuyệt phẩm được cố nhạc sỹ Thuận Yến phổ thơ của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu vào năm 1991. Với những người lính từng trải qua cuộc chiến, ca khúc như một trang nhật ký đậm màu cuộc sống. Lời bài hát cũng là lời nhắc nhớ về một sự hy sinh”rực lửa” của các thế hệ cha ông đi trước vì nền độc lập của nước nhà mà thế hệ trẻ hôm nay không được phép quên.
Biểu diễn: Nghệ sỹ Minh Trang
6. Biểu diễn võ thuật
Bình Định được mệnh danh là miền “đất võ – xứ văn chương”, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, nơi phát tích của triều đại nhà Tây Sơn. Với những chiến công hiển hách, lẫy lừng của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung Nguyễn Huệ. Bình Định vùng đất giàu truyền thống thượng võ, được lưu giữ bảo tồn và phát huy cao độ nét văn hóa độc đáo : Võ cổ truyền Bình Định cho đến ngày nay. UBND Tỉnh xây dựng hồ sơ khoa học VCTBĐ đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.
 6.1. Tứ Linh Đao: Có nguồn gốc từ võ phái Tây Sơn Nhạn – Kim Kê do lão võ sư Đặng Vân Anh sáng lập. Bài Tứ Linh đao đựợc tuyển chọn trong hội nghị chuyên môn võ thuật cổ truyền Việt Nam lần thứ nhất năm 1993, làm bài qui định quốc gia. Đưa vào hệ thống tập luyện và thi đấu toàn quốc. Bài Tứ Linh Đao hội đủ các yếu tố kỷ thuật của bốn con vật “Long, Lân, Quy, Phụng”.
 6.2. Tây Quy Kinh Môn Tiên: Được trích trong quyển” Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay, Bài roi Tây Quy Kinh môn Tiên do Phạm Ngũ Lão sáng tác gộp từ chiến trận mà hợp thành. Bài có 66 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau là sự kết hợp giữa thân pháp, thủ pháp. Lúc thì đánh nhu, lúc thì đánh cương, uyển chuyển mạnh mẽ.
* Đông thiên lão thọ huỳnh diệp xa
Tây quy kiết đỏa kiêm đằng pháp
Nam phương diệm diệm hỏa phi cường
Bắt phương hắc sát thủy lao sơn
 Vọng bái hư minh tổ sư đài.
6.3. Nạp mã môn cương: Bài được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay. Bài quyền có 48 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau là sự kết hợp giữa thân pháp, thủ pháp và cước pháp. Lúc thì đánh nhu, lúc thì đánh cương, uyển chuyển mạnh mẽ.
Trì chưởng ngưu đầu, lan ô tử.
Nạp mã kinh công, tấn long thần.
Quỳnh môn chiếu hậu, trùng hình pháp.
Giá vũ chiêu hồn, ức long xa.
Vọng bái Hư Minh tổ sư đài.

2 TIẾT MỤC MÙA XUÂN TRÊN ĐỈNH THÁP

                                                                    Tiết mục múa "Mùa xuân trên đỉnh tháp"
7. Đơn ca nam “Hồ trên núi”
 Ca khúc “Hồ trên núi” được nhạc sỹ Phó Đức Phương sáng tác vào năm 1971, lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế hồ thuỷ điện Cấm Sơn (Bắc Giang). Với ca từ giản dị được chuyển tải qua âm hưởng dân ca quan họ, “Hồ trên núi” đã trở thành bài ca đi cùng năm tháng được nhiều thế hệ ca sỹ, người nghe nhạc yêu thích.
 Biểu diễn: Nghệ sỹ Thanh Trực
8. Trích đoạn Tuồng “Nghêu, Ốc hầu quan”, trích trong vở “Nghêu, Sò, ốc, Hến
Trích đoạn đã phản ánh phần nào bộ mặt của chế độ phong kiến mục nát, lỗi thời mà nạn nhân của xã hội đó là chú Ốc và thầy Nghêu. Chỉ vì chú Ốc không có nỗi một tấc đất cắm dùi đành phải đi ăn trộm. Thầy Nghêu vì mù lòa, nghèo đói nên phải bịa đặt quỷ ma khoa bói để kiếm sống. Công lý, lẽ phải đã bị chi phối bởi “tình” và “tiền”. Thông qua trích đoạn là tiếng cười khinh miệt của quần chúng nhân dân đối với những tồn tại, hạn chế của xã hội phong kiến đương thời.
Biểu diễn:   Nghệ sỹ Ngọc Nhân trong vai Thầy Nghêu
                    Nghệ sỹ Thái Phiên trong vai Ốc
                    Nghệ sỹ Lương Quyên trong vai Thị Hến
                    Nghệ sỹ Quốc Hoà trong vai Quan Huyện
                    Nghệ sỹ Quốc Việt trong vai Thầy Đề
                  Nghệ sỹ Đức Thành trong vai Xã trưởng
                  Nghệ sỹ Thái Anh trong vai Trùm Sò
                 Và một số nghệ sỹ trong vai lính lệ, gia đinh, dân làng, quân quạt


 

Tác giả bài viết: Bài: Duy Linh- Thuý Hường; Ảnh: Thục Nương, Công Phượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây