CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 18.11.2023

Thứ sáu - 17/11/2023 03:12
1. Múa “Trình tường”
Trình tường” là điệu múa sử dụng các động tác vũ đạo tuồng, múa đồng bộ, nhịp nhàng theo các tuyến ngang, dọc, xéo rồi cùng tạo hình khối đẹp mắt trên nền nhạc trầm bổng. Đến khi điệu múa gần đến hồi kết, tất cả cùng đứng trụ bộ, mỗi diễn viên trên tay cầm một câu liễn và tung ra câu chúc tụng chúc cho quốc thái dân an, muôn người ấm no, hạnh phúc.
Qua tiết mục múa “Trình tường”, quý vị có thể cảm nhận được nét độc đáo, đặc sắc về vũ đạo, hóa trang, phục trang của nghệ thuật Tuồng mà những giá trị độc đáo của nó đã “neo lại” trong lòng nhân dân qua nhiều thế kỷ.
Biểu diễn: Tập thể nam nữ diễn viên Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định.

ẢNH TIẾT MỤC MÚA TRÌNH TƯỜNG
                 
                                                             Tiết mục múa "Trình tường"


2. Đơn ca nam “Sáng mãi một tình yêu Quy Nhơn”
          “Quy Nhơn một trang sách mới đi vào lòng người
           Quy Nhơn màu xanh nắng mới sâu nặng tình người”
Bài hát ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp,  phản ánh sự đổi thay diện mạo qua từng ngày và tình người chứa chan, sâu nặng của mảnh đất Quy Nhơn thân yêu.
Sáng tác: Chung Thế Nghiệp
Biểu diễn: Nghệ sỹ Thanh Trực
3. Biểu diễn võ thuật
Bình Định được mệnh danh là miền “đất võ – xứ văn chương”, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, nơi phát tích của triều đại nhà Tây Sơn. Với những chiến công hiển hách, lẫy lừng của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ. Nơi đây vẫn mãi được lưu giữ bảo tồn và phát huy cao độ nét văn hóa độc đáo Võ cổ truyền Bình Định cho đến ngày nay.

THIẾU NHI VÕ 20221126 200942


                                                                               Tiết mục biểu diễn võ thuật Bình Định
4. Múa “Hái lá mùa xuân”
Thông qua các động tác múa thoăn thoắt, nhịp nhàng thể hiện hình ảnh các cô gái người dân tộc Rắc Lây rủ nhau ra rừng hái lá, với ước mong cho cây cối đâm chồi nảy lộc, một năm vụ mới mưa thuận gió hoà, cây cối xanh tươi, nhà nhà no ấm.
Sáng tác múa:  Cố NSND Đặng Hùng
Biểu diễn: Tốp nữ
5. Độc tấu Đàn Bầu “Hồn quê
Đàn Bầu là một trong những nhạc cụ dân tộc cổ truyển, độc đáo của đất nước Việt Nam với những âm thanh đằm thắm, ngọt ngào:
                                      “ Cung thanh là tiếng mẹ
                                       Cung trầm là giọng cha
                                       Ngân nga em vẫn hát
                                      Tích tịch tình tình tang”
 Sáng tác:Thanh Sơn      
 Biểu diễn: Nghệ sỹ Quang Hiếu
6. Trích đoạn Tuồng“Nhị khí Chu Du
Trích trong tuồng “Giang tả cầu hôn” đề cập đến nhân vật Chu Du - một tướng giỏi nên luôn tự đắc, ngạo nghễ về tài thao lược của mình. Tuy vậy, Y vẫn thua mưu quân sư Gia Cát Lượng trong việc cầm chân Lưu Bị làm rễ Đông Ngô nhằm đòi lại đất Kinh Châu. Vì vậy Chu Du đã tức khí mà thổ huyết đến chết. Với vũ đạo đẹp mắt, mang tính ước lệ đặc trưng của nghệ thuật Tuồng cùng phương thực hiện thực tả ý, giúp người xem được thưởng thức sự phong phú về không gian như: ở trong nhà, đứng trên bờ, bước xuống thuyền… dù chỉ thông qua động tác vũ đạo của người diễn viên trên sân khấu.
Biểu diễn:  Nghệ sỹ Thái Anh vai Chu Du
                    Nghệ sỹ Đức Thành vai quân

ÂM VANG TRỐNG TRẬN
                           
                                                            Tiết mục múa "Âm vang trống trận"

7. Đơn ca nữ “Điệp khúc tình yêu
Bài hát Điệp khúc tình yêu của nhạc sỹ Trần Tiến ra đời cách đây hơn 40 năm, nhưng cứ mỗi lần nhịp điệu, tiết tấu và lời ca của bài hát vang lên, ta lại nghe bồi hồi, được trở về với một thời đã qua của chiến tranh, máu lửa và đạn bom, và thúc giục ta hôm nay hãy hát và hãy sống bằng trái tim tình yêu, bằng trái tim lửa cháy yêu thương, để cuộc đời này mãi mãi là điệp khúc tình yêu.
Biểu diễn: Nghệ sỹ Minh Trang
8. Biểu diễn võ thuật
9.  Hát múa “Âm vang trống trận”
Cuộc hành quân thần tốc của đạo quân Tây Sơn do Quang Trung- Nguyễn Huệ dẫn đầu mùa xuân năm 1789, đã đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giành lại non sông đất nước. Nhịp trống hào hùng, tưng bừng rộn rã mãi mãi âm vang cùng quê hương, dân tộc Việt Nam. Sau đây mời quý vị thưởng thức tiết mục hát múa  “Âm vang trống trận”.
 Sáng tác Huỳnh Ngọc Anh
 Biểu diễn: Tốp nam nữ


         
         



 

Tác giả bài viết: Bài: Thúy Hường; Ảnh: Công Phượng, Thục Nương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây