CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA NGHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT VÀ TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 04.11.2023

Thứ sáu - 03/11/2023 02:59
1. Hoà tấu nhạc cụ dân tộc bàiBình Định quê hương tôi
Biểu diễn:  Giảng viên, học sinh, sinh viên Trường Đại học FPT tại Bình Định
2. Hoà tấu nhạc cụ dân tộc bàiCô đơn trên sofa”
Biểu diễn: Giảng viên, học sinh, sinh viên Trường Đại học FPT tại Bình Định
3. Múa: Huyền thoại Tháp đôi”   
 Các tháp Chăm là cụm di tích thể hiện nét đẹp văn hoá của người Chăm trên đất Bình định. Những câu hát, điệu múa Chăm là những viên ngọc sáng trong kho tàng của Việt Nam, bên trong những lời ca, điệu múa ấy người ta có thể phần nào cảm nhận được tâm hồn đầy chất văn hóa Chăm, linh thiêng, huyền bí và không kém phần lãng mạn của tình yêu đôi lứa.
 Biên đạo: NSƯT Thanh Bình
 Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Thanh Vân, Mai Vân, Lương Quyên, Thu Thiện, Thanh Dân.

HUYỆN ĐƯỜNG
                           
                                                      
Cảnh vở tuồng "Nghêu, Sò, Ốc, Hến"

4. Biểu diễn võ thuật

Cùng với Hát bội, Bài chòi, võ cổ truyền Bình Định được biết đến như một thành tố văn hóa không thể thiếu của quê hương Bình Định. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, trở thành một nét văn hóa đặc sắc ẩn chứa khí thế hào sảng của vùng đất Bình Định.
Người Bình Định luôn tự hào về truyền thống thượng võ của quê hương mình, niềm tự hào đó càng được nhân lên khi võ cổ truyền Bình Định vinh dự được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để góp phần gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa võ cổ truyền Bình Định, các thế hệ con cháu ngày nay vẫn say mê luyện tập. Học võ không chỉ để phòng thân, rèn luyện sức khỏe, mà còn để quảng bá, giới thiệu nét đẹp của võ cổ truyền, nét đẹp của Miền đất võ Bình Định với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
4.1. Hùng Kê Quyền: Bài Hùng kê quyền do Nguyễn Lữ biên soạn, trong ba anh em nhà Tây sơn, Nguyễn Lữ là em thứ ba. Vốn người mảnh khảnh, tánh nết hiền hòa, thích văn hơn võ. Tuy nhiên , ông cũng học được nhiều môn võ và chuyên về môn “Miên quyền”. Vốn mê xem gà đá, Nguyễn Lữ đã nghiền ngẫm, nghiên cứu các thế đá ào ạt tấn công của con gà lớn, các thế lặn hụp, tránh né, xỏ vỉa, đâm sường, của con gà nhỏ. Để rồi tạo ra thế phản công, đá bại con gà lớn. Từ đó ông rút ra các yếu tố kỷ thuật sáng tạo nên bài Hùng Kê quyền, rất phù hợp với tầm vóc và lối đánh của người Việt Nam: “Yếu có thể đánh mạnh, thấp có thể đánh cao, nhỏ có thể đánh lớn, ít có thể đánh nhiều”.

4.2. Tứ Linh Đao: Có nguồn gốc từ võ phái Tây Sơn Nhạn – Kim Kê do lão võ sư Đặng
Vân Anh sáng lập. Bài Tứ Linh đao đựợc tuyển chọn trong hội nghị chuyên môn võ thuật cổ truyền Việt Nam lần thứ nhất năm 1993, làm bài qui định quốc gia. Đưa vào hệ thống tập luyện và thi đấu toàn quốc. Bài Tứ Linh Đao hội đủ các yếu tố kỷ thuật của bốn con vật “Long, Lân, Quy, Phụng”
4.3. Lôi Long Đao: Do đô đốc Võ Văn Dũng Tự nghiên cứu chiêu thức soạn thành bài pháp này, tương truyền rằng đất Tây sơn địa hình hiểm trở, núi non trùng điệp để đường Lôi Long đao được nhuần nhuyễn, Ông thường tới Thạch Hồ ở Hầm Hô để ngày đêm luyện tập. Những thế đá trơn trượt, rêu phong, là điều kiện tốt để ông luyện tấn thêm vững chắc. Bài Lôi Long Đao có 66 hành pháp liên hoàn, Theo nghệ thuật cấu trúc các pháp thao không bị trùng lập. Ông soạn xong bài pháp này tại vùng đất Tây
Sơn Hạ vào mùa thu năm Mậu Tý (1768).

thiếu nhi võ20221126 200942
                                                       
                                                              
Tiết mục biểu diễn võ thuật
5. Đơn ca nữMàu hoa đỏ

“Màu hoa đỏ” là một tuyệt phẩm được cố nhạc sỹ Thuận Yến phổ thơ của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu vào năm 1991. Với những người lính từng trải qua cuộc chiến, ca khúc như một trang nhật ký đậm màu cuộc sống. Lời bài hát cũng là lời nhắc nhớ về một sự hy sinh”rực lửa” của các thế hệ cha ông đi trước vì nền độc lập của nước nhà mà thế hệ trẻ hôm nay không được phép quên.
Biểu diễn: Nghệ sỹ Minh Trang
6. Biểu diễn võ thuật
Bình Định được mệnh danh là miền “đất võ – xứ văn chương”, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, nơi phát tích của triều đại nhà Tây Sơn. Với những chiến công hiển hách, lẫy lừng của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung Nguyễn Huệ. Bình Định vùng đất giàu truyền thống thượng võ, được lưu giữ bảo tồn và phát huy cao độ nét văn hóa độc đáo : Võ cổ truyền Bình Định cho đến ngày nay. UBND Tỉnh xây dựng hồ sơ khoa học VCTBĐ đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.
 6.1 Bài 36 động tác

 6.2. Thanh Long Độc Kiếm
Tứ Phương Bái Tổ Kính Sư
Xuất Kiếm Thủ Bộ Dáng Người Uy Nghi
Long Thăng Trảm Thạch Liền Khi
Tầm Xà Sát Thích Vân Phi Liền Kề
Thanh Long Xuất Thế Trở Về
Quy Xà Phạt Thảo Tứ Bề Sát Kinh
Ẩn Long Trầm Thủy Tung Mình
Nộ, Giáng, Thích, Trảm, Tụ Thần Triều Dương
Giao Long Đảo Hải Vẩy Vùng
Xung Thiên Bạch Hạt Nghiêng Mình Chuyển Thân
Thanh Long Bải Vĩ Xuất Thần
Long Vân Gặp Hội Muôn Phần Vũ Phong
Vọng Nguyệt Long Giáng Tầm Ngư
Vũ Môn Cá Vượt Qua Thềm Vờn Mây
Thanh Long Bái Tổ Hầu Sư
Diện Tiền Lập Bộ Kiếm Thu Trở Về.
6.3 Đao Lăng Khiên:
Chấp thủ Lăn Khiên, trực tiền thủ thế
Hoàn thân lập bộ, lạc mã đê đầu.
Đại bàn phi cánh, hoành thân trực chiến,
Nhị bộ chim ưng, thối tọa âm dương,
Tả canh hạ thủ, lăng khiên lưỡng địa
Tây chiến như đông, tả hữu tấn công,
Tung hoành ngũ lộ, tẩu mã đê đầu,
Hoàn thân bái tổ- lập bộ như tiền.

IMG 9489 Copy

                                                                  Tiết mục đơn ca nam

7. Đơn ca nam “Hồ trên núi”

Ca khúc “Hồ trên núi” được nhạc sỹ Phó Đức Phương sáng tác vào năm 1971, lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế hồ thuỷ điện Cấm Sơn (Bắc Giang). Với ca từ giản dị được chuyển tải qua âm hưởng dân ca quan họ, “Hồ trên núi” đã trở thành bài ca đi cùng năm tháng được nhiều thế hệ ca sỹ, người nghe nhạc yêu thích.
 Biểu diễn: Nghệ sỹ Thanh Trực
8. Trích đoạn Tuồng “Nghêu, Ốc hầu quan”, trích trong vở “Nghêu, Sò, ốc, Hến
Trích đoạn đã phản ánh phần nào bộ mặt của chế độ phong kiến mục nát, lỗi thời mà nạn nhân của xã hội đó là chú Ốc và thầy Nghêu. Chỉ vì chú Ốc không có nỗi một tấc đất cắm dùi đành phải đi ăn trộm. Thầy Nghêu vì mù lòa, nghèo đói nên phải bịa đặt quỷ ma khoa bói để kiếm sống. Công lý, lẽ phải đã bị chi phối bởi “tình” và “tiền”. Thông qua trích đoạn là tiếng cười khinh miệt của quần chúng nhân dân đối với những tồn tại, hạn chế của xã hội phong kiến đương thời.
Biểu diễn:           Nghệ sỹ Ngọc Nhân trong vai Thầy Nghêu
                            Nghệ sỹ Thái Phiên trong vai Ốc
                            Nghệ sỹ Lương Quyên trong vai Thị Hến
                            Nghệ sỹ Quốc Hoà trong vai Quan Huyện
                            Nghệ sỹ Quốc Việt trong vai Thầy Đề
                         Nghệ sỹ Đức Thành trong vai Xã trưởng
                         Nghệ sỹ Thái Anh trong vai Trùm Sò
                         Và một số nghệ sỹ trong vai lính lệ, gia đinh, dân làng, quân quạt


         

Tác giả bài viết: Bài: Duy Linh- Thuý Hường; Ảnh: Thục Nương, Công Phượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây