1. Hát múa: Tìm về vạt nắng
Sáng tác: Xuân Dũng – Minh Cừ
Biên đạo: NSUT Thành Tùng
Biểu diễn: Tập thể nam nữ diễn viên
2. Múa: Trình tường
“Trình tường” là điệu múa sử dụng các động tác vũ đạo tuồng, múa đồng bộ, nhịp nhàng theo các tuyến ngang, dọc, xéo rồi cùng tạo hình khối đẹp mắt trên nền nhạc trầm bổng. Đến khi điệu múa gần đến hồi kết, tất cả cùng đứng trụ bộ, mỗi diễn viên trên tay cầm một câu liễn và tung ra câu chúc tụng chúc cho quốc thái dân an, muôn người ấm no, hạnh phúc.
Qua tiết mục múa “Trình tường”, quý vị có thể cảm nhận được nét độc đáo, đặc sắc về vũ đạo, hóa trang, phục trang của nghệ thuật Tuồng mà những giá trị độc đáo của nó đã “neo lại” trong lòng nhân dân qua nhiều thế kỷ.
Biểu diễn: Tập thể nam nữ diễn viên Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định.
Tiết mục múa "Trình tường" của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định
3. Múa: Hội mừng khăn mới
Âm nhạc: Thành Chung
Biên đạo: Hồng Thắm
Biểu diễn: Tốp múa nữ
4. Đơn ca nam: Tiếng sáo mẫu tử
Sáng tác: Minh Cừ
Biểu diễn: A Chua
5. Múa: Vũ điệu Hà Nhì
Âm nhạc: Thành Chung
Biên đạo: Mộc Thảo
Biểu diễn: Tốp nam nữ múa
6. Tấu sáo mông: Tiếng gọi đầu non
Sáng tác và biểu diễn: Trần Trung
7. Biểu diễn võ thuật Bình Định
Cùng với Hát bội, Bài chòi, võ cổ truyền Bình Định được biết đến như một thành tố văn hóa không thể thiếu của quê hương Bình Định. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, trở thành một nét văn hóa đặc sắc ẩn chứa khí thế hào sảng của vùng đất Bình Định.
Người Bình Định luôn tự hào về truyền thống thượng võ của quê hương mình, niềm tự hào đó càng được nhân lên khi võ cổ truyền Bình Định vinh dự được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để góp phần gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa võ cổ truyền Bình Định, các thế hệ con cháu ngày nay vẫn say mê luyện tập. Học võ không chỉ để phòng thân, rèn luyện sức khỏe, mà còn để quảng bá, giới thiệu nét đẹp của võ cổ truyền, nét đẹp của Miền đất võ Bình Định với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
7.1 Đồng diễn quyền Nạp mã môn cương– Biểu diễn : Tập thể nam võ sinh Trung tâm VTCT Bình Định.
Bài nạp mã môn cương được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay. Bài quyền có 48 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau là sự kết hợp giữa thân pháp, thủ pháp và cước pháp. Lúc thì đánh nhu, lúc thì đánh cương, uyển chuyển mạnh mẽ.
Trì chưởng ngưu đầu, lan ô tử.
Nạp mã kinh công, tấn long thần.
Quỳnh môn chiếu hậu, trùng hình pháp.
Giá vũ chiêu hồn, ức long xa.
Vọng bái Hư Minh tổ sư đài.
7.2 Song cửu tiết tiên- Nguyễn Kim Chi
Song cửu tiết tiên thuộc vũ khí mềm. Do 9 khúc thép nhỏ tròn nối lại với nhau và mỗi khúc có độ dài từ 9一13cm tạo thành. Giữa mối khúc đường dùng vòng sắt nhỏ nối lại với nhau. Phía đầu của mỗi khúc được gắn 2 vòng tròn bằng thép lớn, khúc thứ nhất gọi là đầu Tiên, khúc cuối cùng gọi là chuôi Tiên. Tua màu gắn trên Tiên không được dài quá 20 cm và không được gắn bất cứ vật dụng gì khác.
Dây xích là nhuyễn tiên trong Võ cổ truyền, do đầu tiêu, tay nắm, một số đốt sắt, vòng sắt tròn nối lại với nhau mà thành. Nhuyễn tiên có thể đánh, quật, móc, khóa, trói… bởi độ khó cáo nên tại Bình Định, nhuyễn tiên được hướng dẫn cho các vđv chuyên nghiệp tập luyện và thi đấu toàn quốc mang về nhiều tấm huy chương danh giá cho tỉnh nhà. Đặc biệt tiết mục này Kim Chi đã đạt 3 năm liền HCV toàn quốc.
7.3 Đồng diễn Thiết phiến - Biểu diễn : Tập thể nữ võ sinh TTVTCTBĐ
Thiết phiến là loại binh khí ngắn, 1 cây quạt có hình hài nhỏ bé ngoài công dụng quạt mát bình thường thì trong võ thuật lại là binh khí vô cùng uyển chuyển và lợi hại. Ẩn chứa sự phong lưu, nho nhã bề ngoài thì bên trong lại lợi hại khó tả. Người sử dụng quạt để chống trả đòn thế chắc hẳn võ công thâm hậu và rất điêu luyện.
8. Múa: Vũ hội bản Dao
Âm nhạc: Thành Chung
Biên đạo: Mộc Thảo
Biểu diễn: Tốp nam nữ múa
9. Song ca nữ: Miền thương nhớ
Sáng tác: Hoài Sơn
Biểu diễn: Cẩm Vân, Thanh Ngoan
Tiết mục múa "Mùa xuân trên đỉnh tháp" của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định
10. Múa Chăm: “Mùa xuân trên đỉnh tháp”
Dân tộc Chăm có những lễ hội sôi động với những điệu múa đẹp lạ lùng, quyến rũ, ẩn chứa những hình tượng văn hóa độc đáo. Trên mảnh đất của chúng ta sống hôm nay chính là kinh đô Champa thuở trước, nét Văn hóa Champa vẫn còn làm xao xuyến lòng người qua những điệu múa, lời ca u hoài, huyền ảo. Những điệu múa Chăm là những viên ngọc sáng trong kho tàng văn hoá Việt Nam. Ẩn sâu bên trong những điệu múa ấy, chúng ta có thể phần nào cảm nhận được tâm hồn đầy chất văn hóa Chăm, linh thiêng, huyền bí và không kém phần lãng mạn của tình yêu đôi lứa.
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Thanh Vân, Lương Quyên, Minh Trang, Thu Thiện, Thanh Dân.
11. Đơn ca nam: Chợ tình gặp em
Sáng tác: Thành Chung
Biểu diễn: Minh Tuyến cùng tốp múa phụ họa
12. Tốp ca nam nữ: Chọc sàn bản em
Sáng tác: Mạnh Cường
Biểu diễn: Tốp ca nam nữ
13. Biểu diễn võ thuật Bình Định
Bình Định được mệnh danh là miền “đất võ – xứ văn chương”, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, nơi phát tích của triều đại nhà Tây Sơn. Với những chiến công hiển hách, lẫy lừng của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung Nguyễn Huệ. Vùng đất giàu truyền thống thượng võ, được lưu giữ bảo tồn và phát huy cao độ nét văn hóa độc đáo : Võ cổ truyền Bình Định cho đến ngày nay. UBND Tỉnh đã xây dựng hồ sơ khoa học VCTBĐ đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.
13. 1 Đồng diễn quyền Bạch hổ quyền – Biểu diễn : Võ sinh Trung tâm VTCTBĐ thực hiện
Các đòn thế, quyền cước của các võ sinh mô phỏng động tác của hổ trong chiến đấu sinh tồn, thể hiện sự mạnh mẽ, hùng dũng, oai vệ, dữ dằn (nhe nanh, giương vuốt). Động tác gầm gừ, quẫy đuôi phóng tới chụp mồi một cách chính xác của hổ cũng được thể hiện trong bài quyền.
Tất cả tinh hoa của loài hổ đã được người xưa sáng tạo, hình thành nên các bộ quyền hổ.
"Võ hổ bên ngoài (dương) luyện gân cốt, da thịt, cơ bắp làm đường nét quyền cước; bên trong (âm) luyện khí, nội lực, kình lực làm nền tảng của sức khỏe, võ công".
13. 2 Đồng diễn Song phượng kiếm – Tập thể nữ võ sinh TTVTCTBĐ
Lợi kiếm mộ hồn thương.
Vân phi hà nguyệt tẩu.
Phượng dực đáo lâm tiền.
Tứ quý bảo Nam Bang.
Đông sương lưu quan ải.quyen
Hậu nhựt kiến loan phi.
Tây thiên hà kiếm khách.
Phượng dực đáo sơn bồng.
Tiết mục biểu diễn võ thuật Bình Định
13.3 Đồng diễn Đao lăn khiên - Biểu diễn : Tập thể nam Võ sinh Trung tâm VTCTBĐ thực hiện
Lăn khiên là một loại vũ khí đôi rất đặc biệt bao gồm một tấm khiên được làm bằng gỗ hoặc đan bằng mây, tre… được sử dụng như một tấm chắn, che tên – đạn từ xa hoặc dùng để đỡ – gạt đòn đâm – chém từ đao – thương – kiếm khi đánh giáp lá cà; Tay còn lại sử dụng một loại vũ khí khác có tính sát thương cao để tấn công kẻ địch – thường là đao.
Trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thì Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cùng các tướng lĩnh đã sử dụng lăn khiên rất hiệu quả. Họ sử dụng một loại “Lăn khiên hình thuẫn” nhỏ gọn, tiện lợi cho việc áp sát người, ngựa đối phương rồi dùng câu liêm để móc – giật chân làm ngã cả người và ngựa đối phương để tiêu diệt. Ở trận đánh chống lại đội quân Nguyên Mông do Ngột-Lương-Hợp-Thai chỉ huy tại Bình Lệ Nguyên năm 1258, chiến tướng Lê Tần vác cả “siêu khiên” là tấm ván thuyền, phá vòng vây lao vào trận địa che chắn cứu vua Trần Thái Tông thoát một bàn thua trông thấy. Sau chiến thắng, Lê Tần được ban danh Phụ Trần (Lê Phụ Trần) cốt là ở chiến công oanh liệt này.
Vào thời nhà Tây Sơn thì nghĩa quân rất thành thạo món binh khí này. Rất nhiều người ví thời kỳ này như là thời kỳ “Tam quốc của Việt Nam” khi vua Lê – chúa Trịnh kiểm soát vùng miền Bắc; chúa Nguyễn bị nhà Tây Sơn đánh chiếm nên chạy dạt vào miền Nam; còn nhà Tây Sơn dĩ nhiên đóng đô ở miền Trung rồi. Vậy nên trong thời buổi loạn lạc, một loại binh khí hiệu quả cả trong phòng thủ lẫn tấn công như lăn khiên đạt tới thời kỳ cực thịnh của nó cũng là điều dễ hiểu. Đặc biệt, từ loại binh khí cổ xưa này nhà Tây Sơn đã sáng tạo, phát triển nên những bài quyền đối luyện, đa luyện (một đấu nhiều người) để binh lính tập luyện, sử dụng như một (bộ) vũ khí cá nhân lợi hại.
14. Hát múa: Lai Châu ngày mới
Sáng tác: NSUT Quang Vinh
Biên đạo: NSND Minh Thông
Biểu diễn: Tập thể nam nữ diễn viên.