CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 23.12.2023
Bài: Thuý Hường; Ảnh: Thục Nương, Hoàng Dũng
2023-12-21T03:19:06-05:00
2023-12-21T03:19:06-05:00
https://nhahatntttbinhdinh.com.vn/vi/news/tin-tuc/chuong-trinh-bieu-dien-nghe-thuat-cua-nha-hat-nghe-thuat-truyen-thong-tinh-phoi-hop-voi-trung-tam-vo-thuat-co-truyen-binh-dinh-tai-quang-truong-nguyen-tat-thanh-ngay-23-12-2023-200.html
https://nhahatntttbinhdinh.com.vn/uploads/news/2023_12/tiet-muc-trong-tran-tay-son.jpg
Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định
https://nhahatntttbinhdinh.com.vn/uploads/lk4.png
Thứ năm - 21/12/2023 02:46
1. Độc tấu “Trống trận Tây Sơn”
Nhân dân ta truyền rằng: Quang Trung - Nguyễn Huệ thường dùng bài nhạc này để cổ vũ khí thế binh sĩ tiến quân ra trận, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
“Trống trận Tây Sơn” còn có tên gọi là nhạc Võ Tây Sơn, đây là tiết mục diễn tấu 12 trống độc đáo, tượng trưng cho 12 con giáp, tương truyền được vua Quang Trung sử dụng để luyện tập binh sỹ, ngợi ca những chiến công hiển hách của nghĩa quân Tây Sơn. Bài trống có 3 phần:
1. Tập hợp, luyện binh, hành quân
2. Xung trận phá thành
3. Ca khúc khải hoàn
Biểu diễn: Nghệ sỹ Đinh Văn Công cùng tập thể dàn nhạc Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định.
Tiết mục "Trống trận Tây Sơn"
2. Múa “Hái lá mùa xuân”
Thông qua các động tác múa thoăn thoắt, nhịp nhàng thể hiện hình ảnh các cô gái người dân tộc Rắc Lây rủ nhau ra rừng hái lá, với ước mong cho cây cối đâm chồi nảy lộc, một năm vụ mới mưa thuận gió hoà, cây cối xanh tươi, nhà nhà no ấm.
Sáng tác múa: Cố NSND Đặng Hùng
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Thanh Vân, Mai Vân, Lương Quyên, Thu Thiện, Thanh Dân, Thu Thẳm, Bích Thân, Minh Trang
3. Đơn ca nam “Sáng mãi một tình yêu Quy Nhơn”
“Quy Nhơn một trang sách mới đi vào lòng người
Quy Nhơn màu xanh nắng mới sâu nặng tình người”
Bài hát ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, phản ánh sự đổi thay diện mạo qua từng ngày và tình người chứa chan, sâu nặng của mảnh đất Quy Nhơn thân yêu.
Sáng tác: Chung Thế Nghiệp
Biểu diễn: Nghệ sỹ Thanh Trực
Tiết mục biểu diễn võ thuật
4. Biểu diễn võ thuật
Bình Định được mệnh danh là miền “đất võ – xứ văn chương”, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, nơi phát tích của triều đại nhà Tây Sơn. Với những chiến công hiển hách, lẫy lừng của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ. Nơi đây vẫn mãi được lưu giữ bảo tồn và phát huy cao độ nét văn hóa độc đáo Võ cổ truyền Bình Định cho đến ngày nay.
5. Múa Chăm “Mùa xuân trên đỉnh tháp”
Dân tộc Chăm có những lễ hội sôi động với những điệu múa đẹp lạ lùng, quyến rũ, ẩn chứa những hình tượng văn hóa độc đáo. Trên mảnh đất của chúng ta sống hôm nay chính là kinh đô Champa thuở trước, nét Văn hóa Champa vẫn còn làm xao xuyến lòng người qua những điệu múa, lời ca u hoài, huyền ảo. Những điệu múa Chăm là những viên ngọc sáng trong kho tàng văn hoá Việt Nam. Ẩn sâu bên trong những điệu múa ấy, chúng ta có thể phần nào cảm nhận được tâm hồn đầy chất văn hóa Chăm, linh thiêng, huyền bí và không kém phần lãng mạn của tình yêu đôi lứa.
Biên đạo: NSƯT Thanh Bình
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Thanh Vân, Mai Vân, Lương Quyên, Thu Thiện, Thanh Dân
Tiết mục múa "Mùa xuân trên đỉnh tháp"
6. Đơn ca nữ “Màu hoa đỏ”
“Màu hoa đỏ” là một tuyệt phẩm được cố nhạc sỹ Thuận Yến phổ thơ của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu vào năm 1991. Với những người lính từng trải qua cuộc chiến, ca khúc như một trang nhật ký đậm màu cuộc sống. Lời bài hát cũng là lời nhắc nhớ về một sự hy sinh”rực lửa” của các thế hệ cha ông đi trước vì nền độc lập của nước nhà mà thế hệ trẻ hôm nay không được phép quên.
Biểu diễn: Nghệ sỹ Minh Trang
7. Biểu diễn võ thuật
Trích đoạn tuồng "Thiên Tường qua đèo"
8. Trích đoạn “Thiên Tường qua đèo” trích trong vở tuồng tiểu thuyết “Tam hùng kiệt”.
Triều đình rơi vào tình trạng rối ren, gian thần lộng hành. Hai anh em trung thần Thiên Tường và Vạn An bị thất lạc. Vợ của Thiên Tường là công chúa Kim Hương trên đường chạy loạn đã bị gian tặc Diệm Thiên Hùng truy bắt và giết chết. Với tình nghĩa vợ chồng yêu thương, nồng ấm và tấm lòng vì giang sơn, xã tắc, nàng đã hoá thành ngọn đuốc đưa đường cho chồng mình vượt qua núi non hiểm trở để thoát nạn và có cơ hội lập mưu diệt giặc.
Biểu diễn: Nghệ sỹ Đức Thành vai Thiên Tường
Nghệ sỹ Thu Thẳm vai hồn công chúa Thiên Hương
Tác giả bài viết: Bài: Thuý Hường; Ảnh: Thục Nương, Hoàng Dũng