CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 11.11.2023

Thứ năm - 09/11/2023 23:17
1. Hát múa “Mùa xuân âm vang thần tốc ” mang hào khí của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ mùa xuân năm ấy tiến quân ra Bắc, đánh tan quân xâm lược với khí thế thần tốc và giành chiến thắng lẫy lừng vào dựng xây cuộc sống mới hôm nay. Đó là thần tốc vươn lên xây bao công trình, góp phần làm đẹp cho quê hương, đất nước để chào đón mùa xuân, chào năm mới và chào ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.
Hát múaMùa xuân âm vang thần tốc” kết hợp nhuần nhuyễn giữa hát và múa của các diễn viên tạo không khí hào hùng, vui tươi, phấn khởi trong mùa xuân năm mới.
Biểu diễn:
 - Hát: Các nghệ sỹ: Duy Long, Anh Tuấn, Bạch Lan, Hồng Diễm, Chí Cường.
 - Múa: Kim Tiển, Trà Giang, Thuý Kiều, Võ Nương, Bích Lĩnh, Nhị Hảo, Thuý Vân, Hoài Thương.

ẢNH HỒN VIỆT
                                           
                                                                 Tiết mục múa "Hồn Việt"
2. Đơn ca “Về Bình Định quê em
Sáng tác:  Hồ Đức Phớt
Âm nhạc: Hồ Đức Tuấn
Biểu diễn: Nghệ sỹ Bạch Lan
3. Múa “Hồn Việt”
Đây là tiết mục múa mang đậm chất dân gian, sử dụng đạo cụ chính là hoa Sen - biểu tượng của sự thanh khiết của người dân Việt Nam, ẩn chứa nét đẹp tinh tuý của người con gái Việt với những phẩm hạnh đáng quý, luôn giữ  được giá trị bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc ta.
Thông qua các động tác múa mềm mại, nhẹ nhàng tạo cảm giác thư thái, thoải mái cho người thưởng thức.
Biên đạo:  Nghệ sỹ Kim Tiển.
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Kim Tiển, Trà Giang, Thuý Kiều, Thuý Vân, Nhị Hảo, Hoài Thương.
4. Biểu diễn võ thuật
Cùng với Hát bội, Bài chòi, võ cổ truyền Bình Định được biết đến như một thành tố văn hóa không thể thiếu của quê hương Bình Định. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, trở thành một nét văn hóa đặc sắc ẩn chứa khí thế hào sảng của vùng đất Bình Định.
Người Bình Định luôn tự hào về truyền thống thượng võ của quê hương mình, niềm tự hào đó càng được nhân lên khi võ cổ truyền Bình Định vinh dự được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để góp phần gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa võ cổ truyền Bình Định, các thế hệ con cháu ngày nay vẫn say mê luyện tập. Học võ không chỉ để phòng thân, rèn luyện sức khỏe, mà còn để quảng bá, giới thiệu nét đẹp của võ cổ truyền, nét đẹp của Miền đất võ Bình Định với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
4.1 Thanh Long độc kiếm – Biểu diễn: Trường Thịnh
Tiết mục đạt Huy chương Bạc giải Thanh thiếu nhi và học sinh toàn quốc năm 2023
Tứ Phương Bái Tổ Kính Sư
Xuất Kiếm Thủ Bộ Dáng Người Uy Nghi
Long Thăng Trảm Thạch Liền Khi
Tầm Xà Sát Thích Vân Phi Liền Kề
Thanh Long Xuất Thế Trở Về
Quy Xà Phạt Thảo Tứ Bề Sát Kinh
Ẩn Long Trầm Thủy Tung Mình
Nộ, Giáng, Thích, Trảm, Tụ Thần Triều Dương
Giao Long Đảo Hải Vẩy Vùng
Xung Thiên Bạch Hạt Nghiêng Mình Chuyển Thân
Thanh Long Bải Vĩ Xuất Thần
Long Vân Gặp Hội Muôn Phần Vũ Phong
Vọng Nguyệt Long Giáng Tầm Ngư
Vũ Môn Cá Vượt Qua Thềm Vờn Mây
Thanh Long Bái Tổ Hầu Sư
Diện Tiền Lập Bộ Kiếm Thu Trở Về.
 
MẤY EM VÕ4866463149177 5625264cdb724d432120dfd5503011f3

                                                                 
Tiết mục biểu diễn võ thuật

 
4.2. Đồng diễn Nạp mã môn cương - Biểu diễn: Tập thể nam võ sinh Trung tâm võ thuật cổ truyền thực hiện.
Bài nạp mã môn cương được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay. Bài quyền có 48 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau là sự kết hợp giữa thân pháp, thủ pháp và cước pháp. Lúc thì đánh nhu, lúc thì đánh cương, uyển chuyển mạnh mẽ
Trì chưởng ngưu đầu, lan ô tử.
Nạp mã kinh công, tấn long thần.
Quỳnh môn chiếu hậu, trùng hình pháp.
Giá vũ chiêu hồn, ức long xa.
Vọng bái Hư Minh tổ sư đài.
4.3 Đao lăn khiên - Biểu diễn: Tập thể nam Võ sinh TTVTCT Bình Định
Nhà Tây Sơn là vương triều được hình thành từ cuộc khởi nghĩa của những anh hùng áo vải xuất thân từ tầng lớp nông dân. Thế nên ở thời kỳ này đã có rất nhiều bài quyền, thế võ được sáng tạo từ những công cụ lao động hằng ngày như bồ cào, cuốc chỉa, câu liêm, thiết lĩnh… hoặc cải tiến từ những vũ khí đã có từ các thời kỳ trước đó. Lăn khiên là một loại vũ khí như thế, đã được nhân dân ta sử dụng chiến đấu từ rất lâu nhưng có lẽ đến thời kỳ nhà Tây Sơn thì loại vũ khí này mới bước vào giai đoạn rực rỡ nhất.
Bài có 48 hành pháp liên hoàn , theo nghệ thuật cấu trúc các pháp thao không bị trùng lập. Điểm mạnh của bài Lăng Khiên là chuyên đánh cận chiến dùng cho bộ binh thời Tây sơn, ngoài ra lăng khiên còn phòng thủ từ xa dùng để đỡ cung tên khi xung trận
5. “Rủ nhau đi đánh Bài chòi”
           “Rủ nhau đi đánh Bài chòi
           Để con nó khóc đến lòi rún ra”
 Là câu ca dao lưu truyền trong nhân dân khi nhắc đến Bài chòi- bộ môn nghệ thuật độc đáo của dân tộc ta ra đời từ trò diễn xướng dân gian, được nhân dân các tỉnh miền Trung nói chung và nhân dân Bình Định nói riêng rất yêu thích.
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Võ Nương, Hồng Diễm, Bích Lĩnh, Duy Long, Anh Tuấn, Chí Cường.
6. Múa “Trúc xinh
Mang âm hưởng dân ca kết hợp với đương đại, múa “Trúc xinh”  lấy cảm hứng từ hình tượng cây trúc gắn liền với hình ảnh xinh đẹp  của người con gái Việt Nam qua câu cao dao:
  “Trúc xinh trúc mọc đầu đình
   Em xinh em đứng một mình cũng xinh”
Với các động tác múa giàu hình tượng, mềm mại, uyển chuyển đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người thưởng thức.
Biên đạo múa:  Kim Tiển
Biểu diễn: các nghệ sỹ: Kim Tiển, Trà Giang, Thuý Kiều, Thuý Vân, Nhuỵ Hảo, Hoài Thương.

TRÚC xinh4199953335316 fb5c4bfa7d97fdcae2b9b519c94d2bf0

                                                                                 Tiết mục múa "Trúc xinh"
7. Biểu diễn võ thuật
Bình Định được mệnh danh là miền “đất võ - xứ văn chương”, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, nơi phát tích của triều đại nhà Tây Sơn. Với những chiến công hiển hách, lẫy lừng của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung Nguyễn Huệ. Bình Định vùng đất giàu truyền thống thượng võ, được lưu giữ bảo tồn và phát huy cao độ nét văn hóa độc đáo : Võ cổ truyền Bình Định cho đến ngày nay. UBND Tỉnh xây dựng hồ sơ khoa học VCTBĐ đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.
7.2 Song phượng kiếm - Biểu diễn : Tập thể nữ Võ sinh TTVTCT Bình Định.
Bài Song phượng kiếm do Đô đốc Bùi Thị Xuân tự nghiên cứu chiêu thức mà soạn thành, trong thời kỳ bà huấn luyện đội tượng binh ở vùng đất Tây Sơn thượng. Theo lưu truyền buổi tập nào Bà cũng thấy một đôi chim phượng đậu trên cành cây đùa nhau, bay lượn xem bà tập, từ đó hằng đêm Bà mô phỏng những động tác bay lượn đùa nhau của đôi chim phượng, Bà soạn nên bài pháp này, và sau đó truyền dạy xuống cho 5 người con gái là “Ngũ phụng thư” theo bà đánh giặc, bài có tầm sát pháp rất cao. Bà soạn xong bài pháp này là ngày 20 tháng 12 năm Canh Dần (1770).  
Lợi kiếm mộ hồn thương.
Vân phi hà nguyệt tẩu.
Phượng dực đáo lâm tiền.
Tứ quý bảo Nam Bang.
Đông sương lưu quan ải
Hậu nhựt kiến loan phi.
Tây thiên hà kiếm khách.
Phượng dực đáo sơn bồng.
 7.2 ​​​​​​​Lôi Long đao - Biểu diễn Phú Nhân, Quốc Thắng
Do đô đốc Võ Văn Dũng Tự nghiên cứu chiêu thức soạn thành bài pháp này , tương truyền rằng đất Tây sơn địa hình hiểm trở, núi non trùng điệp để đường Lôi Long đao được nhuần nhuyễn, Võ Văn Dũng thường tới Thạch Hồ ở Hầm Hô để ngày đêm luyện tập. Những thế đá trơn trượt, rêu phong, là điều kiện tốt để ông luyện tấn thêm vững chắc. Bài Lôi Long Đao có 66 hành pháp liên hoàn, Theo nghệ thuật cấu trúc các pháp thao không bị trùng lập. Ông soạn xong bài pháp này tại vùng đất Tây Sơn Hạ vào mùa thu năm Mậu Tý (1768).
​​​​​​​7.3 Tây Quy kinh môn tiên – Biểu diễn : Nguyễn Quốc Kha.
Được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay. Bài roi Tây Quy Kinh môn Tiên do Phạm Ngũ Lão sáng tác gộp từ chiến trận mà hợp thành . Bài có 66 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau là sự kết hợp giữa thân pháp, thủ pháp. Lúc thì đánh nhu, lúc thì đánh cương, uyển chuyển mạnh mẽ
Đông thiên lão thọ huỳnh diệp xa
Tây quy kiết đỏa kiêm đằng pháp
Nam phương diệm diệm hỏa phi cường
Bắc phương hắc sát thủy lao sơn
Vọng bái Hư Minh tổ sư đài
Dịch
Lá vàng tơi tả cửa trời đông
Gậy thiết truy hành nơi chiến trận
Trời tây nhốn nháo nét sừng trâu
Nửa dốc âm cường hoan máu trận
8. Trích đoạn Ca kịch Bài chòi “Vì nghĩa quên thân”, trích trong vở “Lời ru hai người mẹ”
 Biểu diễn:  Nghệ sỹ Chí Cường trong vai Vương Tùng
                   Nghệ sỹ Thành Việt trong vai Tiểu Quân
                   Nghệ sỹ Trung Hiếu trong vai Đao Phủ
                   Nghệ sỹ Nhuỵ Hảo trong vai Ngân Hà



 









 

Tác giả bài viết: Bài: Duy Linh- Thuý Hường; Ảnh: Thục Nương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây