1. Múa “Bức hoạ đồng quê”
Quê hương không chỉ thanh bình, quê hương còn gắn liền với hình ảnh bầu trời trong xanh, cánh đồng lúa vàng trải dài, những cánh cò chao nghiêng trên khoảng trời cao rộng, hay đâu đó là hình ảnh các cô thôn nữ bên ruộng đồng, các chàng trai xay xay giã giã, tiếng cười ríu rít của trẻ thơ nô đùa… Các diễn viên Đoàn Ca kịch Bài chòi thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh sẽ tái hiện lại một bức họa về đồng quê thông qua tiết mục múa đầy màu sắc “Bức họa đồng quê”.
Biểu diễn: Các nghệ sĩ: Trà Giang, Thuý Kiều, Kim Tiển, Thuý Vân.
2. Đơn ca nữ “Bình Định yêu thương”
Ca khúc giới thiệu, ca ngợi những danh lam thắng đẹp của quê hương và con người Bình Định, thôi thúc người nghe bâng khuâng, bồn chồn, muốn đến với đất võ Bình Định để thưởng thức cảnh đẹp của vùng đất này.
Biểu diễn: Nghệ sĩ Bạch Lan
3. Biểu diễn võ thuật
4. Trích đoạn “Nỗi lòng Xuân Nương”, trích trong vở ca kịch bài chòi “Lâm Sanh - Xuân Nương”
Biểu diễn: Nghệ sĩ Trà Giang trong vai Xuân Nương
Nghệ sĩ Chí Cường trong vai Lâm Sanh
Nghệ sĩ Thiên Nga trong vai Phu Nhân
Nghệ sĩ Trung Hiếu và nghệ sĩ Anh Tuấn trong vai gia nhân
Trích đoạn ca kịch bài chòi “Nỗi lòng Xuân Nương”
5. Song ca “Gặp nhau giữa rừng mơ”
Sáng tác: Nhạc sĩ Bảo Chung
“Mặt trời hồng lưng vách núi, lững lờ làn mây trắng
Con chim gì mà hót vui vang cả cánh rừng
Vui chân, vui chân ta cùng xuống chợ
Bướm trắng bay quanh bên những rừng mơ”
Ca từ trong bài hát thật hay, hay từ nhịp điệu đến khung cảnh nên thơ mà nhạc sĩ đã khéo léo lồng vào ca khúc. Thưởng thức bài hát khiến chúng ta cảm thấy thêm yêu thích vùng đất Tây Bắc của Tổ quốc nhiều hơn.
Biểu diễn: Các nghệ sĩ: Duy Long - Bạch Lan
6. Biểu diễn võ thuật
7. Múa “Vũ điệu Champa”
Mảnh đất Bình Định có truyền thống văn hóa lâu đời với các nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Champa mà di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chăm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo, là những di sản văn hoá vô giá với dấu tích thành quách và nhữn ngọn tháp rêu phong đứng vững trước thử thách của thời gian. Ai đã một lần đến Bình Định sẽ nhớ mãi những ngọn tháp Chăm đẹp đến ngây ngất cùng những điệu múa Chăm đong đầy cảm xúc. Văn hóa Champa không những còn lại trên những ngọn tháp Chăm sừng sững mà còn được phục hiện qua điệu múa Chăm lung linh, huyền ảo.
Biên đạo: Thu Hương
Biểu diễn: Các nghệ sĩ: Hồ Điệp, Trà Giang, Thuý Kiều, Nhị Hảo, Thuý Vân.
Tiết mục múa “Vũ điệu Champa”
Trích đoạn ca kịch bài chòi “Trọn nghĩa thủy chung”
8. Trích đoạn “Trọn nghĩa thủy chung”, trích trong vở “Thoại Khanh - Châu Tuấn”
Châu Tuấn sau khi thi đỗ trạng nguyên, sống trong vinh hoa phú quý nhưng lòng chàng vẫn luôn nhớ về người vợ từ thuở hàn vi của mình là nàng Thoại Khanh. Dù có bị dụ dỗ bởi sắc đẹp, tiền tài, địa vị nhưng Châu Tuấn vẫn giữ trọn nghĩa thủy chung với Thoại Khanh. Đó là nhân cách cao đẹp của người chồng đáng quý, không “tham phú phụ bần”, thật sự có ý nghĩa giáo dục trong xã hội hiện đại hôm nay.
Biểu diễn: Nghệ sĩ Thành Việt trong vai Châu Tuấn
Nghệ sĩ Kim Tiển trong vai công chúa Sở
Nghệ sĩ Trung Hiếu trong vai Tương Tử
Nghệ sĩ Chí Cường trong vai Xích Phạm
Nghệ sĩ Anh Tuấn trong vai vương sứ
Nghệ sĩ Duy Long và nghệ sĩ Thiên Nga trong vai quân báo.