1. Tốp ca “Yêu lắm quê tôi Bình Định”
Sáng tác: Hoàng Hồng Ngọc
Biểu diễn: Các nghệ sĩ: Hồ Điệp, Lê Tuyền, Thiên Nga, Bích Lĩnh, Võ Nương, Quỳnh Hương
2. Múa “ Hồn Việt”
Đây là tiết mục múa mang đậm chất dân gian, sử dụng đạo cụ chính là hoa Sen - biểu tượng của sự thanh khiết của người dân Việt Nam, ẩn chứa nét đẹp tinh tuý của người con gái Việt với những phẩm hạnh đáng quý, luôn giữ được giá trị bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc ta.
Thông qua các động tác múa mềm mại, nhẹ nhàng tạo cảm giác thư thái, thoải mái cho người thưởng thức.
Biên đạo: Nghệ sĩ Kim Tiển.
Biểu diễn: Các nghệ sĩ: Trà giang, Thuý Kiều, Trần Vân, Võ Nương.
Tiết mục múa “Hồn Việt”
3. Biểu diễn võ thuật
Cùng với Hát bội, Bài chòi, võ cổ truyền Bình Định được biết đến như một thành tố văn hóa không thể thiếu của quê hương Bình Định. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, trở thành một nét văn hóa đặc sắc ẩn chứa khí thế hào sáng của tinh thần thượng võ.
Người Bình Định luôn tự hào về truyền thống thượng võ của quê hương mình, niềm tự hào đó càng được nhân lên khi võ cổ truyền Bình Định vinh dự được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để góp phần gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa võ cổ truyền Bình Định, các thế hệ con cháu ngày nay vẫn say mê luyện tập. Học võ không chỉ để phòng thân, rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện ý chí và bản lĩnh mà còn để quảng bá, giới thiệu nét đẹp của võ cổ truyền, nét đẹp của Miền đất võ Bình Định với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Sau đây là chương trình biểu diễn võ cổ truyền Bình Định do các võ sinh đến từ các võ đường, Câu lạc bộ và Trung tâm võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định biểu diễn.
Võ nhạc Nam quốc Sơn hà (Câu lạc bộ Tài năng trẻ )
3.1. Tiết mục Thái Sơn côn – Biểu diễn : Trần Thúy Vy (CLB Kim Huệ - Tuy Phước).
3.2. Tiết mục đồng diễn Ngọc Trản quyền – Biểu diễn : Câu lạc bộ Kim Hoàng – Hoài Nhơn
3.3. Đồng diễn võ thuật hiện đại (Hào khí Đất Võ) – Biểu diễn: CLB Phát triển năng khiếu trẻ huyện Phù Mỹ.
4. Liên khúc dân ca khu V (lý thượng, lý vãi chài, lý ngựa ô)
Kết hợp sử dụng nhiều làn điệu Dân ca cổ, phong phú của Dân ca Liên khu V trước đây như: Lý thượng, Lý vãi chài, Lý ngựa ô để tạo nên một liên khúc dân ca hấp dẫn, sôi nổi, nhiều màu sắc khi trình diễn, nhằm ca ngợi tình yêu quê hương, đất đước và tình yêu lứa đôi trong sáng, chân thành, giản dị, mang lại cảm giác vui vẻ, phấn chấn trong lao động và sản xuất cho người dân.
Biểu diễn: Bài 1: Các nghệ sĩ: Trà Giang, Thuý Kiều, Cẩm Hương
Bài 2: Các nghệ sĩ: Hồng Diễm, Võ Nương, Bạch Lan
Bài 3: Các nghệ sĩ: Lích Lĩnh, Thiên Nga, Trần Vân
Tiết mục “Liên khúc dân ca khu V”
5. Trích đoạn ca kịch bài chòi “Vạn Lịch ăn xin” trích từ vở Ca kịch Bài chòi “Đồng tiền Vạn Lịch”
Lấy cốt truyện từ dân gian, trích đoạn “Vạn Lịch ăn xin” kể về bi kịch cuộc đời của Vạn Lịch. Anh là một đại phú thương giàu có nhất vùng nhưng vì tính hiếu thắng nên đã đem hết gia tài và cả người vợ xinh đẹp của mình ra cá cược và bị mắc lừa đối phương nên mất tất cả. Cuối cùng Vạn Lịch trở thành người đi xin tình, xin nghĩa ở đời để xoa dịu nỗi đau khổ, dặn vặt lương tâm và mong tha thứ cho lỗi lầm của mình gây ra. Với vũ đạo là cây gậy và chiếc nón cời trên tay, diễn viên thể hiện nhiều tâm trạng, cảm xúc khác nhau: lúc điên dại, nhớ nhung, mơ màng về nàng Mai, lúc thì căm hận khi gặp lại kẻ thù Nam Hải. Qua trích đoạn cũng là lời nhắc nhở con người cần tỉnh táo trước sự cám dỗ của đồng tiền để không phải đánh mất tất cả.
Biểu diễn: Nghệ sĩ Sử Thành Việt trong vai Vạn Lịch
NSƯT Thuỳ Dung trong vai nàng Mai
Nghệ sĩ Chí Cường trong vai Nam Hải
6. Biểu diễn võ thuật
Bình Định được mệnh danh là miền “đất võ - xứ văn chương”, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, nơi phát tích của triều đại nhà Tây Sơn. Với những chiến công hiển hách, lẫy lừng của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung Nguyễn Huệ.
Bình Định vùng đất giàu truyền thống thượng võ, được lưu giữ bảo tồn và phát huy cao độ nét văn hóa độc đáo : Võ cổ truyền Bình Định cho đến ngày nay. UBND Tỉnh đã xây dựng hồ sơ khoa học VCTBĐ đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.
6.1. Tập thể căn bản công pháp 2 , 36 động tác – CLB Tài năng trẻ
6.2. Song diễn Song phượng kiếm – Nguyễn Lâm Tâm Như, Võ Thị Ngọc Bính.
6.3. Đối luyện Tay không - Tay không – CLB Kim Huệ Duy Phú, Thanh Tú, Gia Huy.
6.4. Hộ Lô Thần Côn – Trương Thị Phương (Kim Huệ)
6.5. Lôi Phong tùy Hình kiếm – Nguyễn Tiến Phát (Kim Huê)
6.6. Tiết Mục Tây Sơn Bước chân hào kiệt:
- Đồng diễn quyền Nạp mã môn cương – Biểu diễn : Quốc Thắng, Gia Huy, Quốc Kha, Quang Nhật, Phú Nhân.
- Đồng diễn Song phượng kiếm – Biểu diễn : Anh Ny, Trúc Anh, Thúy Vy, Hồng Trang, Liên Hường.
- Đối luyện Không thủ đối kháng song đao – Biểu diễn: Thanh Phong, Thanh Thích, Quang Nhật.
Tiết mục biểu diễn võ thuật
7. Tam ca nữ “Buổi sáng trên đồng nội”
“Đồng quê tươi thắm ơi!
Non nước thân yêu ơi!
Ta hiến dâng cả tuổi xuân trong trắng
Quê hương ta đẹp vô ngần
Muôn hoa chi đẹp cho bằng”
Đó là những ca từ mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần ngọt ngào, sâu lắng mà nhạc sỹ Trần Tất Toại đã gửi gắm khi miêu tả về vẻ đẹp của quê hương đất nước Việt Nam trong thời bình.
Biểu diễn: Các nghệ sĩ: Lê Tuyền - Bạch Lan- Cẩm Hương
8. Hát hò đối đáp: “Ai về Bình Định mà coi”
Ca cảnh Hát hò đối đáp “Ai về Bình Định mà coi” ca ngợi, quảng bá vẻ đẹp của các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa và con người Bình Định; Mừng quê hương, đất nước tươi đẹp trở lại sau Đại dịch với nhiều làn điệu hò phong phú như: Xuân nữ, Hò quảng, Hò hê, Sắc bùa, Lô tô … thường biểu diễn phục vụ trong các dịp lễ, hội…
Tác giả: NSƯT Tấn Hào
Biểu diễn: Các nghệ sĩ: Bích Lĩnh, Hồng Diễm, Võ Nương, Thành Việt, Chí Cường, Trung Hiếu.
Tiết mục hát hò đối đáp “Ai về Bình Định mà coi”
9. Biểu diễn võ thuật
Truyền thống thượng võ bất khuất hào hùng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với chặng đường lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, võ cổ truyền Việt Nam nói chung trong đó có dòng võ cổ truyền Bình Định thực sự đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, mang giá trị tinh thần to lớn trở thành một nét văn hóa đặc sắc. Ngoài ý nghĩa để bảo vệ đất nước, còn rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện ý chí và bản lĩnh, võ cổ truyền Bình Định còn ẩn chứa khí thế của một tinh thần thượng võ.
9.1. Tiết mục đồng diễn Lão Mai quyền – Biểu diễn: Câu lạc bộ Kim Hoàng Hoài Nhơn.
9.2. Tiết mục Nhuyễn tiên – Biểu diễn : Nguyễn Kim Chi (Võ đường Thành Huy – Phù Mỹ).
9.3. Tiết mục Tam khúc côn – Biểu diễn: Lê Quốc Huy (CLB Tài năng trẻ).
9.4. Tiết mục đồng diễn Căn bản công pháp III, 45 động tác – Biểu diễn: Câu lạc bộ Kim Hoàng – Hoài Nhơn
9.5. Võ nhạc hiện đại – Hào khí Đất Võ ( Các võ sinh Trung tâm thể hiện).
Tiết mục biểu diễn võ thuật
10. Múa “ Ngày hội làng Chăm”
Kết hợp cùng giai điệu âm nhạc vui nhộn, rộn ràng, tiết mục múa “Ngày hội làng Chăm” đã góp phần vẽ nên “bức tranh” tuyệt mỹ của người Chăm trong mùa lễ hội. Hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, xinh đẹp mang đến lễ hội không khí vui tươi, phấn khởi với các điệu múa thoăn thoắt, mềm mại, quyến rũ với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, người người no ấm.
Âm nhạc: NSƯT Đinh văn Nhân
Biên đạo: Nghệ sĩ Kim Tiển
Biểu diễn: Các nghệ sĩ: Trà Giang, Thuý Kiều, Trần Vân, Hồng Diễm, Anh Tuấn, Duy Long, Chí Cường, Trung Hiếu.