Chương trình biểu diễn nghệ thuật của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh phối hợp với Trường Đại học FPT Quy Nhơn và Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành ngày 21.6.2024

Thứ sáu - 21/06/2024 03:57
1. Hoà tấu nhạc cụ dân tộc “Hào khí Việt Nam
Biểu diễn: Giảng viên, sinh viên Trường Đại học FPT Quy Nhơn
2. Múa ChămHuyền thoại Tháp Đôi”
Dân tộc Chăm có những lễ hội sôi động với những điệu múa đẹp lạ lùng, quyến rũ, ẩn chứa những hình tượng văn hóa độc đáo. Trên mảnh đất của chúng ta sống hôm nay chính là kinh đô Champa thuở trước, nét Văn hóa Champa vẫn còn làm xao xuyến lòng người qua những điệu múa, lời ca u hoài, huyền ảo. Những điệu múa Chăm là những viên ngọc sáng trong kho tàng  văn hoá Việt Nam. Ẩn sâu bên trong những điệu múa ấy, chúng ta có thể phần nào cảm nhận được tâm hồn đầy chất văn hóa Chăm, linh thiêng, huyền bí và không kém phần lãng mạn của tình yêu đôi lứa.
Biểu diễn: Tốp nữ

TIẾT MỤC MÚA HUYỀN THOẠI THÁP ĐÔI (2)

Tiết mục múa "Huyền thoại Tháp Đôi"
 
3. Đơn ca nữ “Đất nước lời ru
Ca khúc mang âm hưởng dân gian, không chỉ giới thiệu những khúc hát ru, ngợi ca tình mẫu tử thuần túy, mà lớn lao hơn là biểu tượng của đất nước, Tổ quốc thiêng liêng. Người mẹ trong bài này được tác giả nâng lên một tầm cao: đó là biểu tượng của đất nước, Tổ Quốc. Mỗi người dân Việt Nam không thể thoát ly đất mẹ của mình, như những đứa con không thể thiếu mẹ. Đất nước là cội nguồn, là máu thịt, là những gì thiêng liêng nhất đối với mỗi người con Việt Nam. Chính vì vậy, ca khúc “Đất nước lời ru” hướng đến một biểu tượng bất tử về Người mẹ dân tộc, người mẹ cội nguồn, người mẹ đất nước. Tiếng lòng của nhạc sỹ Văn Thành Nho lúc nào cũng đồng hành với tiếng lòng của lời ru đất nước.
Biểu diễn: NSƯT Thanh Bình
4.  Độc tấu Sáo “Anh vẫn hành quân
Biểu diễn: Trường Đại học FPT Quy Nhơn
5. Biểu diễn võ thuật
Cùng với Hát bội, Bài chòi, võ cổ truyền Bình Định được biết đến như một thành tố văn hóa không thể thiếu của quê hương Bình Định. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, trở thành một nét văn hóa đặc sắc ẩn chứa khí thế hào sáng của tinh thần thượng võ.
Người Bình Định luôn tự hào về truyền thống thượng võ của quê hương mình, niềm tự hào đó càng được nhân lên khi võ cổ truyền Bình Định vinh dự được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để góp phần gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa võ cổ truyền Bình Định, các thế hệ con cháu ngày nay vẫn say mê luyện tập. Học võ không chỉ để phòng thân, rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện ý chí và bản lĩnh mà còn để quảng bá, giới thiệu nét đẹp của võ cổ truyền, nét đẹp của Miền đất võ Bình Định với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
5.1. Tiết mục Thái Sơn côn – Biểu diễn : Trần Thúy Vy (CLB Kim Huệ - Tuy Phước).
Là một bài roi chiến rất nổi tiếng trong làng võ Tây Sơn Bình Định, bài roi Thái Sơn không hoa mĩ cầu kì, nhưng các thế chiến đấu rất hiệu quả, có lối đánh thực dụng, xứng danh là một bài roi chiến, Bài Roi Thái Sơn được tuyển chọn trong hội nghị chuyên môn võ cổ truyền Việt Nam lần thứ nhất năm 1993 làm bài qui định quốc gia và đưa vào hệ thống tập luyện và thi đấu trong toàn quốc.
Tại giải Võ thuật cổ truyền các võ đường Bình Định tranh cúp Hoàng đế Quang Trung lần thứ IV năm 2022 . Ban Tổ chức đã trao cúp hội thi cho võ đường Kim Huệ - huyện Tuy Phước, với 14 HCV, 5 HCB, 3 HCĐ.
CLB đã đóng góp nhiều nhiều vận động viên cống hiến cho Tỉnh, Thúy Vy được tuyển chọn vào đội tuyển Tỉnh tham gia nhiều giải đấu và trở thành 1 vận động viên xuất sắc, thành tích cao nhất là HCV Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2022, tại Hải Phòng. Và 2 HCĐ giải cúp tòan quốc và HCVgiải vô địch.
                       
TIẾT MỤC BIỂU DIỄN VÕ THUẬT @)

Tiết mục biểu diễn võ thuật

5.2. Tiết mục Ngọc Trản quyền – Biểu diễn : Diệp Quốc Thắng (CLB Trung Tính Tuy Phước).
Câu lạc bộ Trung Tính tọa lạc tại thôn Tân Thuận, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Do võ sư cao cấp Võ Văn Tính làm chủ nhiệm đào tạo hàng trăm võ sinh theo học và cung cấp nhiều vận động viên cho Tỉnh . Diệp Quốc Thắng là vận động viên được xuất phát từ đây và được tuyển chọn vào tập luyện và thi đấu giải toàn quốc. Với thành tích 2 năm liền đạt huy chương vàng liên tiếp giải vô trẻ và thiếu niên toàn quốc.
Đang biểu diễn là tiết mục Ngọc trản quyền
Tam bộ bái tổ
Nhị bộ kính sư
Hồi thân lập trụ
Ngọc trản ngân đài
Tả thủ tấn khai
Thập tự luyện dịp
Liên đả sát túc
Tọa hồi mai phục
Tấn đả tam chiến
Thối thủ nhị linh
Tả hoành sát, hữu hoành sát
Hồi phát địa hổ
Thanh long biên giang
Phụ tử tương tùy
Song phi triển dực...
Hạ bản lôi đản đả
Hồi tiểu tọa khai cung
Tấn đả song quyền

5.3. Đồng diễn võ thuật hiện đại (Hào khí Đất Võ) – Biểu diễn: CLB Phát triển năng khiếu trẻ Xã Mỹ Cát.
CLB phát triển năng khiếu trẻ huyện Phù Mỹ do huấn luyện viên Thành Hạnh làm chủ nhiệm, đây là huấn luyện viên trẻ nhiều nhiệt huyết với phát triển phong trào võ cổ truyền huyện Phù Mỹ. Số lượng võ sinh đang tập luyện tại CLB là 180 võ sinh.
6. Tốp ca:Đẹp lắm quê tôi
 “Có Đảng dẫn đường, có Bác Hồ chỉ lối
Những chiến công biết mấy tự hào
Công ơn Đảng đời đời còn nhớ
Bao nụ cười chứa chan hạnh phúc
Đẹp lắm quê tôi, từ ngày có Đảng”
Bài hát “Đẹp lắm quê tôi” ca ngợi Đảng và Bác Hồ kính yêu đã dẫn đường, chỉ lối để quê tôi ngày càng đổi thay, tươi đẹp.
Biểu diễn: Tốp nữ
7. Trích đoạn tuồng “Nhị khí Chu Du
Trích trong tuồng “Giang tả cầu hôn” đề cập đến nhân vật Chu Du - một tướng giỏi nên luôn tự đắc, ngạo nghễ về tài thao lược của mình. Tuy vậy, Y vẫn thua mưu quân sư Gia Cát Lượng trong việc cầm chân Lưu Bị làm rễ Đông Ngô nhằm đòi lại đất Kinh Châu. Vì vậy Chu Du đã tức khí mà thổ huyết đến chết. Với vũ đạo đẹp mắt, mang tính ước lệ đặc trưng của nghệ thuật Tuồng cùng phương thực hiện thực tả ý, giúp người xem được thưởng thức sự phong phú về không gian như: ở trong nhà, đứng trên bờ, bước xuống thuyền… dù chỉ thông qua động tác vũ đạo của người diễn viên trên sân khấu.
Biểu diễn: Nghệ sỹ Thái Anh trong vai Chu Du
NSƯT Đức Thành trong vai quân chèo
8. Múa “Hái lá mùa xuân”
Thông qua các động tác múa thoăn thoắt, nhịp nhàng thể hiện hình ảnh các cô gái người dân tộc Rắc Lây rủ nhau ra rừng hái lá, với ước mong cho cây cối đâm chồi nảy lộc, một năm vụ mới mưa thuận gió hoà, cây cối xanh tươi, nhà nhà no ấm.
Sáng tác múa:  NSND Đặng Hùng
Biểu diễn: Tốp nữ

TIẾT MỤC MÚA HÁI LÁ MÙA XUÂN
   
Tiết mục múa "Hái lá mùa xuân"
 
9. Biểu diễn võ thuật
Bình Định được mệnh danh là miền “đất võ – xứ văn chương”, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, nơi phát tích của triều đại nhà Tây Sơn. Với những chiến công hiển hách, lẫy lừng của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung Nguyễn Huệ.
Bình Định vùng đất giàu truyền thống thượng võ, được lưu giữ bảo tồn và phát huy cao độ nét văn hóa độc đáo : Võ cổ truyền Bình Định cho đến ngày nay. UBND Tỉnh đã xây dựng hồ sơ khoa học VCTBĐ đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.
Sau đây xin mời quan khách cùng đến với tiết mục "Tây Sơn bước chân hào kiệt" do các võ sư, võ sinh Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định thực hiện.
 Tiết Mục Tây Sơn Bước chân hào kiệt:
-  Đồng diễn quyền Nạp mã môn cương – Biểu diễn : Quốc Thắng, Thanh Thích, Quang Nhật, Phú Nhân.
-  Đồng diễn Song phượng kiếm – Biểu diễn : Anh Ny, Trúc Anh, Thúy Vy.
-  Đối luyện Không thủ đối kháng song đao – Biểu diễn: Thanh Phong, Thanh Thích,
Quang Nhật.
10.  Đơn caSáng mãi một tình yêu Quy Nhơn”
"Quy Nhơn một trang sách mới đi vào lòng người
Quy Nhơn màu xanh nắng mới sâu nặng tình người”
Bài hát ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp,  phản ánh sự đổi thay diện mạo qua từng ngày và tình người chứa chan, sâu nặng của mảnh đất Quy Nhơn thân yêu.
Sáng tác: Chung Thế Nghiệp
Biểu diễn: Nghệ sỹ Thanh Trực
11. Biểu diễn võ thuật
Truyền thống thượng võ bất khuất hào hùng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với chặng đường lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, võ cổ truyền Việt Nam nói chung trong đó có dòng võ cổ truyền Bình Định thực sự đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, mang giá trị tinh thần to lớn trở thành một nét văn hóa đặc sắc. Ngoài ý nghĩa để bảo vệ đất nước, còn rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện ý chí và bản lĩnh, võ cổ truyền Bình Định còn ẩn chứa khí thế của một tinh thần thượng võ.
11.1. Tiết mục Mãnh hổ quyền – Biểu diễn:  Quang Nhật (Võ đường Hồ Bé – Tây Sơn).
Võ đường Hồ Bé do Võ sư Hồ Bé làm chủ môn phái, ông sinh năm 1968 quê ở xã Bình Thuận huyện Tây Sơn. Võ đường Hồ Bé là một võ đường có truyền thống cha truyền con nối theo nghiệp võ đên nay Võ đường Hồ Bé là đời thứ 5 cha truyền côn nối; võ sư Hồ Bé được cha truyền dạy cho 18 môn binh khí. Hiện nay Võ đường có 2 võ sư và 10 HLV hàng năm các võ sinh theo học từ 300 đến 400 võ sinh; thành tích đạt được là 2 cúp đối kháng và cờ Nhất nhì Ba trong các kỳ thi Tranh cúp Hoàng Đế Quang Trung tại Bình Định.
Hình tượng của Hổ với sức mạnh của mãnh chúa rừng xanh đã đi vào lịch sử Võ cổ truyền Bình Định như một nét đẹp của văn hóa Việt và tinh thần thượng võ.
Lấy chúa sơn lâm làm hình tượng, bài quyền mang thần thái uy nghi của loài mãnh hổ. Động tác dứt khoát, tấn thoái nhịp nhàng, xoay chuyển biến hóa. Lúc chậm thì ung dung, lúc nhanh lại vô cùng dũng mãnh. Các chiêu thức dựa trên triết lý "dĩ nhu chế cương" nên dứt khoát mà không thô kệch, cứng rắn; mạnh mẽ nhưng biến ảo trong những thủ pháp đặc dị. Bộ pháp và Thân pháp nhịp nhàng biến hóa, hỗ trợ cho thủ pháp luôn che phủ kín thân mình khi phòng thủ và dũng mãnh khi tấn công.

TIẾT MỤC BIỂU DIỄN VÕ THUẬT (2)

 
Tiết mục biểu diễn võ thuật
                                   
11.2. Tiết mục Nhuyễn tiên – Biểu diễn : Nguyễn Kim Chi
Dây xích là nhuyễn tiên trong Võ cổ truyền, do đầu tiêu, tay nắm, một số đốt sắt, vòng sắt tròn nối lại với nhau mà thành. Nhuyễn tiên có thể đánh, quật, móc, khóa, trói… bởi độ khó cáo nên tại Bình Định, nhuyễn tiên được hướng dẫn cho các vận động viên chuyên nghiệp tập luyện và thi đấu toàn quốc mang về nhiều tấm huy chương danh giá cho tỉnh nhà. Với 3 huy chương vàng liên tiếp tại giải vô địch,
11.3. Tiết mục Tam khúc côn – Biểu diễn: Nguyễn Gia Hoàng (CLB Tài năng trẻ).
Phong trào luyện tập võ cổ truyền ở TP Quy Nhơn phát triển thêm mạnh trong những năm gần đây, khi Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định quan tâm giao cho các võ sư, HLV gầy dựng các lớp võ phong trào. Tiêu biểu là CLB phát triển tài năng trẻ võ cổ truyền của HLV Phạm Đình Khiêm, tổ chức truyền dạy tại Trường THCS Ngô Văn Sở 14 Ngô Mây – Quy Nhơn cách đây 11 năm. Gần 20 năm tham gia tập luyện và thi đấu môn võ cổ truyền, Phạm Đình Khiêm, vận động viên (VĐV) Đội tuyển võ thuật cổ truyền tỉnh đã mang về nhiều tấm huy chương cao quý. Với bề dày thành tích và kinh nghiệm ở các giải đấu, và được giao nhiệm vụ đào tạo cho thế hệ sau để phát huy những nét tinh hoa của môn võ truyền thống này.
Được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay. Bài Tam tiết côn có 66 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau, 3 khúc nối với nhau bằng một sợi dây xích, vừa tấn công lại vừa phòng thủ, tam khúc là loại binh khí có độ khó tương đối cao, đỡ trên ,đánh dưới , tả xung hữu đột làm cho đối phương không có đường thối lui. Đánh đông, đánh tây, đánh nam, đánh bắc, kết hợp kỹ thuật lăn lộn, thi triển bộ pháp cực kỳ nhanh nhạy, đánh quét liên hoàn.
11.4. Tiết mục Hồng môn quyền – Biểu diễn: Lê Thị Hồng Trang (CLB Trường THCS Nhơn Bình).
Câu lạc bộ trường THCS Nhơn Bình do huấn luyện viên Nguyễn Minh Giang phụ trách. Với số lượng võ sinh theo tập hàng trăm võ sinh, vào mùa hè số lượng võ sinh rất đông. Đây là CLB có nhiều võ sinh nhiều tiềm năng và phát triển trong phong trào võ cổ truyền Bình Định.
Năm nay, CLB đã được chọn 4 võ sinh vào đội trẻ võ cổ truyền Bình Định tham gia thi đấu tại giải vô địch trẻ quốc gia lần thứ 25 tại Sóc Trăng, góp phần mang  2 huy chương vàng và 2 huy chương đồng.
Bài Hồng môn quyền do vận động viên Lê Thị Hồng Trang tập luyện và thi đấu toàn quốc.

 
TRÍCH ĐOẠN TUỒNG TRƯNG VƯƠNG ĐỀ CỜ                   
Trích đoạn tuồng "Trưng Vương đề cờ"

12. Trích đoạn tuồng “Trưng Vương đề cờtrích trong vở “Trưng nữ vương”
Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đang miệt mài luyện rèn binh sĩ để chờ ngày khởi nghĩa thì được tin Thi Sách (chồng bà) bị bọn Tô Định ám hại. Tin như sét đánh, Trưng Trắc đau đớn đến mê sảng. Nợ nước nay lại thêm thù nhà. Trưng Trắc làm lễ cắt huyết đề cờ với 4 lời thề trước lúc ra binh:
Một, lo đền nợ nước
Hai, nguyện nối nghiệp hùng
Ba, quyết trả thù chồng
Bốn, xây nền tự chủ”
Lời thề ấy đã hòa với tiếng trống đồng vang dội núi sông, thôi thúc hàng triệu người đứng lên cầm vũ khí đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc.
Biểu diễn:   Nghệ sỹ Thanh Vân trong vai Trưng Trắc
Nghệ sỹ Mai Vân trong vai Trưng Nhị
Nghệ sỹ Thái Phiên trong vai Tiến Cơ
NSƯT Thanh Bình trong vai Thánh Thiên
NSƯT Thu Thẳm trong vai Lê Chân
Nghệ sỹ Minh Trang trong vai Bát Nàn (Bát Nạn)


         









 

Tác giả bài viết: Bài: Duy Linh - Thúy Hường; Ảnh: Công Phượng - Nhật Hạ - Hoàng Dũng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây