1. Hát múa “Mùa xuân âm vang thần tốc”
Mang hào khí của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ mùa xuân năm ấy tiến quân ra Bắc, đánh tan quân xâm lược với khí thế thần tốc và giành chiến thắng lẫy lừng vào dựng xây cuộc sống mới hôm nay. Đó là thần tốc vươn lên xây bao công trình, góp phần làm đẹp cho quê hương, đất nước để chào đón mùa xuân, chào năm mới và chào ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.
Hát múa “Mùa xuân âm vang thần tốc” kết hợp nhuần nhuyễn giữa hát và múa của các diễn viên tạo không khí hào hùng, vui tươi, phấn khởi trong mùa xuân năm mới.
Biểu diễn:
- Hát: Các nghệ sỹ: Duy Long, Anh Tuấn, Thiên Nga, Quỳnh Hương, Hồng Diễm, Chí Cường, Trung Hiếu.
- Múa: Các nghệ sỹ: Kim Tiển, Trà Giang, Thuý Kiều, Võ Nương, Bích Lĩnh, Trần Vân.
Tiết mục hát múa "Mùa xuân âm vang thần tốc"
2. Biểu diễn võ thuật
Bình Định được xem là cái nôi của Võ cổ truyền dân tộc, là nơi phát tích của các dòng võ, lò võ lớn nổi tiếng với những tuyệt kỹ võ thuật đặc trưng. Võ cổ truyền Bình Định được kết tinh của ba dòng võ Chămpa - Đại Việt và Trung Hoa. Với sự hòa quyện, đúc kết các tinh hoa võ học mang tính chọn lọc đã dần hình thành nên bản sắc riêng và được các thế hệ võ nhân lưu giữ, phát triển. Kế thừa những giá trị độc đáo của nền võ học lâu đời, nhiều năm qua, hoạt động Võ cổ truyền Bình Định đã có sức lan tỏa mạnh mẽ đến các quốc gia trong khu vực và quốc tế.
2.1 Căn bản công pháp 1
- Biểu diễn: Hồ Sĩ Cang, Bảo Ngân.
Kính thưa quý vị! Đây là nội dung của Bộ GD&ĐT tại Công văn số 4775 ngày 16/9/2015 chỉ đạo các trường học trong cả nước cùng triển khai để thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Công văn số 6311 ngày 11/8/2015 về việc triển khai nội dung tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, bài võ cổ truyền được đưa vào chương trình giáo dục thể chất trong các cấp học phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương từ năm học 2015 – 2016. Ba bài quyền võ thuật học đường gồm có: – Căn bản công pháp cấp I: 27 động tác; – Căn bản công pháp cấp II: 36 động tác; – Căn bản công pháp cấp III: 45 động tác.
2.2 Thái Sơn côn
- Biểu diễn: Thúy Tuyên.
Võ đường Kim Hoàng ở thôn Ngọc An Tây, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn. Võ đường Kim Hoàng đang rất sôi nổi với khoảng 50 võ sinh chia làm hai nhóm luyện tập nội dung đối kháng, quyền thuật. 15 năm qua, các lớp võ của võ sư Kim Hoàng luôn thu hút đông người học, hoạt động ổn định. Nhiều học trò của anh sau này đã phát triển tốt, hiện là HLV, VĐV tuyến năng khiếu, đội tuyển võ cổ truyền tỉnh. năm 2020 cho đến nay, võ đường Kim Hoàng được chọn là 1 trong các vệ tinh của Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định. Bên cạnh nội dung đối kháng, trong vài năm gần đây, võ đường Kim Hoàng còn triển khai tập quyền.
Thái sơn, đích thủy, địa xà liên
Thương thượng, lộng ky lân, thoái bạch viên
Huy ky, độc giác, trung bình hạ
Thượng thích, đại đăng, tấn thừa thiên
Hồi đầu trực chỉ liên tam thích
Đồng tâm thuận thế giáng vân biên
Tẩu độc thố,trưng sơn, hoành, giáng kiếm
Linh miêu mai phục, tấn thích ngưu
Thừa châu bố địa, khai côn thích
Hồi tiểu, kim kê, đả trung lang
Phi phong, tẩu võ, khai ngưu giác
Tiểu tử tam phiền, giá mã an
Bái tổ lập như tiền.
2.3 Tứ linh đao
- Biểu diễn: Hà Trinh.
Võ đường Hồ Bé do Võ sư Hồ Bé làm chủ môn phái, ông sinh năm 1968 quê ở xã Bình Thuận huyện Tây Sơn. Võ đường Hồ Bé là một võ đường có truyền thống cha truyền con nối theo nghiệp võ đên nay Võ đường Hồ Bé là đời thứ 5 cha truyền côn nối; Hồ Bé được cha truyền dạy cho 18 môn binh khí. Hiện nay Võ đường có 2 võ sư và 10 HLV hàng năm các võ sinh theo học từ 300 đến 400 võ sinh; thành tích đạt được là 2 cúp đối kháng và cờ Nhất nhì Ba trong các kỳ thi Tranh cúp Hoàng Đế Quang Trung tại Bình Định và bằng khen liên Đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam trao tặng. Đồng thời là vệ tinh của Trung Tâm Võ thuật Cổ truyền Bình Định là nơi cung cấp nhiều võ sĩ ưu tú cho đội tuyển Bình Định tham gia các giải Quốc gia đạt nhiều huy chương.
Bài Tứ Linh Đao hội đủ các yếu tố kỷ thuật của bốn con vật “Long, Lân, Quy, Phụng”.
2.4 Song thiết
- Biểu diễn: Duy Khang.
Phong trào luyện tập võ cổ truyền ở TP Quy Nhơn phát triển thêm mạnh trong những năm gần đây, khi Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định quan tâm giao cho các võ sư, HLV gầy dựng các lớp võ phong trào. Tiêu biểu là CLB phát triển tài năng trẻ võ cổ truyền của HLV Phạm Đình Khiêm, tổ chức truyền dạy tại Trường THCS Ngô Văn Sở 14 Ngô Mây - Quy Nhơn cách đây 11 năm. Gần 20 năm tham gia tập luyện và thi đấu môn võ cổ truyền, võ sư Phạm Đình Khiêm, VĐV kiêm HLV Đội tuyển võ thuật cổ truyền tỉnh đã mang về nhiều tấm huy chương cao quý. Với bề dày thành tích và kinh nghiệm ở các giải đấu, và được giao nhiệm vụ đào tạo cho thế hệ sau để phát huy những nét tinh hoa của môn võ truyền thống này.
Đang biểu diễn là võ sinh Nguyễn Hà Duy Khang với bài Song thiết.
Tiết mục "Biểu diễn võ thuật"
3. Trích đoạn “Biên ải”, trích trong vở Ca kịch Bài chòi “Huyền Trần công chúa”
Biểu diễn: NSƯT Thuỳ Dung trong vai Công chúa Huyền Trân
NSƯT Phương Phú trong vai Trần Khắc Chung
Nghệ sỹ Đỗ Xuân trong vai Ông lão
Nghệ sỹ Nhụy Hảo trong vai cháu bé Việt
4. Tốp ca nam: “Tiếng trống Paranưng”
“Tôi yêu chiếu khăn matira
Vương trên trán em dịu êm
Tôi yêu tiếng ca áttira
Mênh mông mênh mông biển sóng”
Những câu hát dạt dào, sâu lắng, thiết tha trong bài “ Tiếng trống paranưng”của nhạc sĩ Trần Tiến vang vọng trong ta âm điệu tiếng trống Paranưng trong tình yêu của người Chăm để rồi tìm về cội nguồn và mong được hòa quyện những âm điệu dân ca Chăm, những điệu hò dạt dào, sâu lắng ấy đã từng làm say đắm biết bao thi nhân mặc khách khi đến vùng đất này.
Sáng tác: Trần Tiến
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Duy Long, Anh Tuấn, Chí Cường, Trung Hiếu.
Tiết mục tốp ca "Tiếng trống Paranưng"
5. Múa “Vũ điệu Champa”
Mảnh đất Bình Định có truyền thống văn hóa lâu đời với các nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Champa mà di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chăm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo, là những di sản văn hoá vô giá với dấu tích thành quách và nhữn ngọn tháp rêu phong đứng vững trước thử thách của thời gian. Ai đã một lần đến Bình Định sẽ nhớ mãi những ngọn tháp Chăm đẹp đến ngây ngất cùng những điệu múa Chăm đong đầy cảm xúc. Văn hóa Champa không những còn lại trên những ngọn tháp Chăm sừng sững mà còn được phục hiện qua điệu múa Chăm lung linh, huyền ảo.
Biên đạo: Thu Hương
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Hồng Diễm, Thuý Kiều, Kim Tiển, Nhị Hảo, Trần Vân.
Tiết mục múa "Vũ điệu Champa"
6. Biểu diễn võ thuật
Võ cổ truyền Bình Định là một di sản văn hóa phi vật thể, là bản sắc và nét đặc trưng văn hóa của một miền đất được danh là “Miền đất võ”. Võ Bình Định không chỉ là hình thức tự vệ, rèn luyện sức khỏe mà còn là phương cách trau dồi tâm tính, đạo lý. Vì vậy, đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội của người dân Bình Định. Trong thời gian qua, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án hỗ trợ các lò võ nhằm khôi phục những giá trị Võ cổ truyền của từng môn phái. Nhờ vậy, các lò võ đã được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, đã kích thích phong trào luyện tập và góp phần phát triển du lịch.
6.1 Căn bản công pháp 3
- Biểu diễn: Võ Ngọc Khuê - Hồ Sừng.
Tây Sơn là mảnh đất giàu tiềm năng về Võ thuật, nơi đã sinh ra anh hùng áo vải cờ đào, cũng là nơi sinh ra nhiều Võ sư nổi danh về Võ thuật.Trong lịch sử võ cổ truyền Bình Định, nói đến roi Thuận Truyền, nhân vật mà người ta nhắc tới trước tiên với niềm tự hào và lòng tôn kính vô bờ là cố võ sư Hồ Ngạnh.
Trong quá trình chọn người kế thừa truyền thống võ thuật ông đã chon cháu Nội của mình là Hồ Sừng, để truyền dạy. Năm 1976 Võ đường được đổi tên Võ Đường Hồ Sừng để truyền dạy và nối tiếp truyền thống của cha ông để lại trên mảnh đất mà ngày xưa ông mở võ đường ( nay là thôn Hòa Mỹ, xã Bình Thuận,, huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định. Hiện nay võ đường của ông được nối danh là võ đường Hồ Sừng, do Đại võ sư, Nghệ Nhân dân Hồ Sừng phụ trách. Năm 2016 được Sở Văn Hóa và Thể Thao tỉnh Bình Định chọn 1 trong 6 võ đường tiêu biểu để phục vụ liên hoan Quốc tế Võ Cổ truyền và bảo tồn phát huy Võ Cổ truyền Tây Sơn nói riêng và Bình Định nói chung. Ngoài ra võ đường còn là nơi tham quan phục vụ du lịch giao lưu của các đoàn võ thuật trong và ngoài nước.
6.2 Bát quái côn
- Biểu diễn: Ngọc Xuân - Kim Hoàng.
Võ đường Kim Hoàng ở thôn Ngọc An Tây, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn. Võ đường Kim Hoàng đang rất sôi nổi với khoảng 50 võ sinh chia làm hai nhóm luyện tập nội dung đối kháng, quyền thuật. 15 năm qua, các lớp võ của võ sư Kim Hoàng luôn thu hút đông người học, hoạt động ổn định. Nhiều học trò của anh sau này đã phát triển tốt, hiện là HLV, VĐV tuyến năng khiếu, đội tuyển võ cổ truyền tỉnh. năm 2020 cho đến nay, võ đường Kim Hoàng được chọn là 1 trong 5 vệ tinh của Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định. Bên cạnh nội dung đối kháng, trong vài năm gần đây, võ đường Kim Hoàng còn triển khai tập quyền. Ngoài các học trò đạt giải cáo tại 2 lần đạt cúp Hoàng đế Quang Trung năm 2019, 2022 thì trong gia đình có 2 người con gái ruột là Xuân Hồng và Ngọc Xuân đã giới thiệu cho Tỉnh, qua đào tạo và tuyển chọn đã đoạt nhiều huy chương vàng ở giải võ cổ truyền học sinh toàn quốc, giải vô địch trẻ và thiếu niên toàn quốc.
Và đang thể hiện trên võ đài là võ sinh Võ Thị Ngọc Xuân với bài Bát quái côn.
6.3 Đối luyện song đao đối kháng nhị trường thương
- Biểu diễn Gia Hoàng, Duy Khang, Hoàng Phúc.
Đệ nhất anh hùng giữa thế gian
Dẹp tan xâm lược cứu giang san
Đống Đa giặc Mãn thây chồng chất
Xoài Mút quân Xiêm xác ngổn ngang
Kim Cổ vĩ nhân so xứng bậc
Đông Tây danh tướng sánh cùng hàng
Quang Trung thế hệ tài năng trẻ
Tô điểm nhà Nam rạng vẻ vang
6.4. Đồng diễn Bạch Hổ quyền
- Biểu diễn: Phú Nhân, Quốc Huy, Quang Nhật.
Lấy chúa sơn lâm làm hình tượng, bài quyền mang thần thái uy nghi của loài mãnh hổ. Động tác dứt khoát, tấn thoái nhịp nhàng, xoay chuyển biến hóa. Lúc chậm thì ung dung, lúc nhanh lại vô cùng dũng mãnh. Các chiêu thức dựa trên triết lý "dĩ nhu chế cương" nên dứt khoát mà không thô kệch, cứng rắn; mạnh mẽ nhưng biến ảo trong những thủ pháp đặc dị. Bộ pháp và Thân pháp nhịp nhàng biến hóa, hỗ trợ cho thủ pháp luôn che phủ kín thân mình khi phòng thủ và dũng mãnh khi tấn công.
7. Trích đoạn “Cậu trời” trích trong vở Ca kịch Bài chòi “Thanh gươm công lý”
Biểu diễn: Nghệ sỹ Quốc Tuấn trong vai Đặng Mậu Lân
Nghệ sỹ Trà Giang trong vai cô gái
Các nghệ sỹ: Chí Cường, Anh Tuấn, Trung Hiếu trong vai quân
Các nghệ sỹ: Quỳnh Hương, Võ Nương, Bích Lĩnh, Thiên Nga trong vai thôn nữ.