Chương trình biểu diễn nghệ thuật của Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh phối hợp với Trung tâm võ thuật cổ truyền tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành ngày 19.7.2025

Thứ sáu - 18/07/2025 03:21
1. Hát múa “Âm vang trống trận”
Cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn do Quang Trung- Nguyện Huệ dẫn đầu đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, giành lại non sông đất nước. Nhịp trống hào hùng, tưng bừng rộn rã mãi mãi âm vang cùng quê hương, đất nước Việt Nam. Sau đây mời quý vị thưởng thức tiết mục hát múa  “Âm vang trống trận”.
Sáng tác: Huỳnh Ngọc Hải
Biểu diễn: Tốp nam nữ cùng nhóm múa phụ họa.


Tiết mục múa “Âm vang thần tốc”
 
2. Đơn nữ “Mái đình làng biển
Mái đình làng Biển" là một ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Cường, được nhiều người yêu thích bởi giai điệu đẹp và ca từ sâu lắng, gợi nhớ về hình ảnh mái đình cổ kính, nơi lưu giữ những nét văn hóa, truyền thống và tình yêu đôi lứa của người Việt. Bài hát không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một lời nhắc nhở về cội nguồn, về tình yêu quê hương, đất nước.
Biểu diễn:  Nghệ sĩ Hồng Mơ

3. Biểu diễn võ thuật


Tiết mục biểu diễn võ thuật
 
4. Múa “Sắc xuân
Với đạo cụ chính là những chiếc quạt cùng những bộ trang phục màu sắc đẹp mắt kết hợp với các động tác múa thoăn thoắt, mềm mại, uyển chuyển của các cô gái đã góp phần tạo nên không khí vui tươi, hồ hởi, phấn khởi khi mùa xuân đến. Mùa xuân là để yêu thương và hy vọng. Người dân vùng “đất Võ, xứ Văn chương” luôn trông chờ, hy vọng vào những điều may mắn, những hạnh phúc lớn lao và những thành quả đạt được vào mùa xuân.
Biên đạo:  NSƯT Thanh Bình
Biểu diễn: Tốp nữ
 
5. Độc tấu đàn bầu “ Modern Talking
Sáng tác: Nhạc ngoại
Biểu diễn: Nghệ sĩ Hoàng Phương.
 
6. Đơn ca nam “Hồ trên núi”
Ca khúc “Hồ trên núi” được nhạc sỹ Phó Đức Phương sáng tác vào năm 1971, lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế hồ thuỷ điện Cấm Sơn (Bắc Giang). Với ca từ giản dị được chuyển tải qua âm hưởng dân ca quan họ, “Hồ trên núi” đã trở thành bài ca đi cùng năm tháng được nhiều thế hệ ca sỹ, người nghe nhạc yêu thích.
Biểu diễn: Nghệ sĩ Thanh Trực

7. Biểu diễn võ thuật

 
Trích đoạn “Nghêu Ốc hầu quan”
            
8. Trích đoạn tuồng “Nghêu, Ốc hầu quan”, trích trong vở “Nghêu, Sò, ốc, Hến
Trích đoạn đã phản ánh phần nào bộ mặt của chế độ phong kiến mục nát, lỗi thời mà nạn nhân của xã hội đó là chú Ốc và thầy Nghêu. Chỉ vì chú Ốc không có nỗi một tấc đất cắm dùi đành phải đi ăn trộm. Thầy Nghêu vì mù lòa, nghèo đói nên phải bịa đặt quỷ ma khoa bói để kiếm sống. Công lý, lẽ phải đã bị chi phối bởi “tình” và “tiền”. Thông qua trích đoạn là tiếng cười khinh miệt của quần chúng nhân dân đối với những tồn tại, hạn chế của xã hội phong kiến đương thời.
Biểu diễn:  NSƯT Ngọc Nhân trong vai Thầy Nghêu
Nghệ sỹ Thái Phiên trong vai Ốc
Nghệ sỹ Lương Quyên trong vai Thị Hến
Nghệ sỹ Quốc Hoà trong vai Quan Huyện
Nghệ sỹ Quốc Việt trong vai Thầy Đề
NSƯT Đức Thành trong vai Xã trưởng
Nghệ sỹ Thái Anh trong vai Trùm Sò
Và một số nghệ sỹ trong vai lính lệ, gia đinh, dân làng, quân quạt.

Tác giả bài viết: Bài: Thuý Hường; Ảnh: Công Phượng, Thuý Hường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây