NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SỐ HOÁ GIAI ĐOẠN 2021- 2030

Thứ ba - 26/12/2023 04:12
Số hoá là xu hướng tất yếu và không thể thiếu trong thời đại 4.0. Nhận thức được vai trò quan trọng và thiết yếu của chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định đã và đang triển khai chương trình số hoá trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ số trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Tuồng và Bài chòi ngày càng được quan tâm, chú trọng nhằm lưu giữ và quảng bá rộng rãi hơn nữa những cái hay, cái đẹp của nghệ thuật truyền thống Bình Định đến với công chúng khắp nơi.
Thực hiện Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 25/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc Thực hiện Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 554/KH-SVHTT ngày 31/3/2023 của Sở Văn hoá và Thể thao Bình Định về việc chuyển đổi số Ngành Văn hoá và Thể thao năm 2023, định hướng đến năm2025; Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình số hóa Di sản văn hóa phi vật thể (Tuồng và Bài chòi) giai đoạn 2021 - 2030 nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đơn vị về Di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể Tuồng và Bài chòi, mang đến cho công chúng cơ hội tiếp cận, nghiên cứu các giá trị của nghệ thuật dân tộc. Mặt khác, đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện liên thông dữ liệu số về Di sản văn hóa phi vật thể, từng bước hoàn thiện công tác Lưu trữ tại đơn vị, đảm bảo việc tra cứu thuận tiện, đáp ứng nhu cầu quản lý, tích hợp, chia sẻ, kết nối và trực quan trong quá trình quản lý, khai thác tư liệu. Đặc biệt, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định ưu tiên chuyển đổi số đối với các tư liệu, hiện vật về di sản nghệ thuật Tuồng (Hát bội) và Bài chòi có nhu cầu sử dụng cao tại đơn vị.

mat ben nha hat

                             
Rạp biểu diễn Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định


Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định triển khai thực hiện chương trình số hoá với các nội dung và phương pháp cụ thể như: Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng những chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chuyển đổi số nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ viên chức và người lao động đơn vị về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số, cụ thể: Lồng ghép nội dung tuyên truyền về chuyển đổi số trong các Hội nghị của đơn vị. Đăng tin, bài viết các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác chuyển đổi số, các nền tảng số, công nghệ số trên Trang thông tin điện tử (Website) của đơn vị. Rà soát, xây dựng, hoàn thiện danh mục hồ sơ, tư liệu, hiện vật về nghệ thuật Tuồng và Bài chòi có nhu cầu sử dụng cao tại đơn vị và thường xuyên cập nhật danh mục này để bảo đảm không bỏ sót đối tượng cần số hóa. Chủ trương trang bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin (máy scan, máy ảnh, máy quay phim và các thiết bị khác…) nhằm bảo đảm sự tương đồng về hạ tầng kỹ thuật trong toàn hệ thống, thực hiện có hiệu quả việc lưu trữ và khai thác dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu và nhập dữ liệu với kết nối Internet tốc độ cao.
Số hóa thông tin về tư liệu, hiện vật: Mỗi tư liệu, hiện vật trưng bày tại phòng truyền thống của đơn vị đều được mã hoá thông tin thông qua phần mềm “me-qr.com” có mã QR riêng. Khi du khách có nhu cầu tìm hiểu về tư liệu, hiện vật chỉ cần mở tính năng quét mã, thông tin về tư liệu, hiện vật sẽ được hiển thị.
Hiện tại đơn vị ưu tiên số hóa các hồ sơ, tư liệu, hiện vật về di sản Tuồng và Bài chòi có nhu cầu sử dụng cao, đặc trưng, có giá trị và tiêu biểu như: Đối với nghệ thuật Tuồng bao gồm: mô hình mặt nạ, phục trang, đạo cụ, râu, hia, mũ, kịch bản. Còn với nghệ thuật Bài chòi gồm các tư liệu: Mô hình Hội đánh bài chòi dân gian Bình Định; Kịch bản, trang phục, ảnh tư liệu các vở Ca kịch Bài chòi tiêu biểu về các đề tài dân gian, lịch sử, hiện đại và đề tài nước ngoài.
Hiện nay, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định tiếp tục triển khai chụp ảnh, quay phim, ghi hình các vở diễn phục hồi nâng cao, dàn dựng mới hàng năm; các vở diễn đạt giải cao tại các Cuộc thi, Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc; các trích đoạn mẫu; chương trình nghệ thuật đặc sắc biểu diễn phục vụ du lịch… nhằm bổ sung tư liệu lưu trữ cho đơn vị. Đồng thời đăng tải các tin, bài về nghệ thuật Tuồng và Bài chòi cũng như hoạt động của đơn vị lên Trang thông tin điện tử (Website) của Nhà hát… để nghệ thuật truyền thống dễ tiếp cận hơn với công chúng và thu hút khán giả quan tâm, tìm hiểm về những giá trị độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật truyền thống tỉnh nhà.  

ẢNH THAM QUAN PHÒNG TRUYỀN THỐNGz5011328268987 65cfe99531772b417cd96edf9544f210


                                Khách tham quan tại Phòng truyền thống Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh

Không những thực hiện chuyển đổi số đối với di sản nghệ thuật Tuồng và Bài chòi, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định còn tiến hành số hoá đối với lĩnh vực Hành chính- Quản trị, thông qua thực hiện số hoá các đầu việc về dịch vụ công trực tuyến; nộp tờ khai thuế điện tử; cập nhật phần mềm bảo hiểm xã hội và quản lý tiền lương cho cán bộ, viên chức và người lao động đơn vị; đấu thầu, mua sắm tài sản công qua mạng Internet và tiến hành cập nhật kịp thời hồ sơ viên chức trên Trang điện tử của Sở Nội vụ tỉnh.
Một yếu tố rất quan trọng, không thể thiếu đối với quá trình chuyển đổi số đó là  nguồn nhân lực. Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện công nghệ số: Tiếp tục cử các viên chức phụ trách công nghệ thông tin của đơn vị tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số; Rà soát, kiện toàn đội ngũ cán bộ phụ trách công nghệ thông tin phù hợp với tình hình thực tế hiện nay; Tích cực tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành cho viên chức theo nhu cầu của đơn vị.
Có thể nói, với việc ứng dụng công nghệ số vào nhiều lĩnh vực đã giúp Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định đa dạng hoá các hình thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, tăng cường khả năng tiếp cận đối với khán giả, nhất là đối tượng khán giả trẻ. Hy vọng, việc thực hiện chuyển đổi số một cách kịp thời và cần thiết sẽ giúp đơn vị không chỉ là nơi giữ gìn di sản nghệ thuật Tuồng và Bài chòi mà trở thành điểm đến hấp dẫn, thú vị đối với du khách, thu hút ngày càng đông công chúng đến tham quan, trải nghiệm, góp phần tạo nên bước tiến mới trên con đường bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống trong giai đoạn hiện nay.
                                                                            

 

Tác giả bài viết: Bài: Nguyễn Hường; ảnh: Tư liệu, Thục Nương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây