Chương trình biểu diễn nghệ thuật tổng hợp của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh phối hợp với Trung tâm Võ thuật cổ truyền trong khuôn khổ Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành ngày 12.7.2024

Thứ sáu - 12/07/2024 03:58
1. Hoà tấu nhạc cụ dân tộc “Một vòng Việt Nam
Biểu diễn: Đại học FPT Quy Nhơn

2. Múa “Trình tường
Trình tường” là điệu múa sử dụng các động tác vũ đạo tuồng, múa đồng bộ, nhịp nhàng theo các tuyến ngang, dọc, xéo rồi cùng tạo hình khối đẹp mắt trên nền nhạc trầm bổng. Đến khi điệu múa gần đến hồi kết, tất cả cùng đứng trụ bộ, mỗi diễn viên trên tay cầm một câu liễn và tung ra câu chúc tụng chúc cho quốc thái dân an, muôn người ấm no, hạnh phúc.
Qua tiết mục múa “Trình tường”, quý vị có thể cảm nhận được nét độc đáo, đặc sắc về vũ đạo, hóa trang, phục trang của nghệ thuật Tuồng mà những giá trị độc đáo của nó đã “neo lại” trong lòng nhân dân qua nhiều thế kỷ.
Biểu diễn: Tập thể nam nữ diễn viên Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định.

ẢNH TIẾT MỤC MÚA TRÌNH TƯỜNG

 
Tiết mục múa “Trình tường”

3. Trích đoạn tuồng: Ông già cõng vợ đi xem hội” 
Ngày xuân mọi người nô nức đi trẩy hội. Công tử Xấc là con quan Thiên Hộ trong phủ Chúa, cậy quyền thế luôn tìm ghẹo các cô gái đẹp. Thấy một ông già cõng cô vợ trẻ trên lưng, công tử Xấc sinh lòng ham muốn chiếm vợ người. Ông già đã chứng minh sức mạnh tình yêu của mình, không những bảo vệ được người vợ trẻ mà còn dạy cho tên công tử một bài học nhớ đời.
Biểu diễn: Nghệ sĩ Thu Thiện trong vai  Ông già và cô gái
Nghệ sĩ Thanh Trực trong vai công tử Xấc
NSƯT Đức Khanh trong vai quân

4. Biểu diễn võ thuật
Cùng với Hát bội, Bài chòi, Võ cổ truyền Bình Định được biết đến như một thành tố văn hóa không thể thiếu của quê hương Bình Định. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, Võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, trở thành một nét văn hóa đặc sắc ẩn chứa khí thế hào sáng của tinh thần thượng võ.
Người Bình Định luôn tự hào về truyền thống thượng võ của quê hương mình, niềm tự hào đó càng được nhân lên khi võ cổ truyền Bình Định vinh dự được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để góp phần gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa Võ cổ truyền Bình Định, các thế hệ con cháu ngày nay vẫn say mê luyện tập. Học võ không chỉ để phòng thân, rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện ý chí và bản lĩnh mà còn để quảng bá, giới thiệu nét đẹp của võ cổ truyền, nét đẹp của Miền đất Võ Bình Định với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Sau đây là chương trình biểu diễn võ cổ truyền Bình Định:
4.1. Tiết mục đồng diễn Bán thiên kích - Biểu diễn: Tập thể Võ sinh Võ đường Phan Hòa ).
4.2. Tiết mục Song ngân thương - Biểu diễn: Nguyễn Thanh Lộc (CLB Chùa Long Phước).
4.3. Tiết mục Song chùy - Biểu diễn: Vũ Trần Minh Chiến (Võ đường Phan Hòa).
4.4. Võ nhạc - Nam quốc Sơn hà - CLB trường THCS Lê Lợi.

5. Tam tấu nhạc cụ dân tộc “Lời yêu thương
Biểu diễn: Đại học FPT Quy Nhơn
 
TAM TẤU FPT QUY NHƠN

Tiết mục tam tấu nhạc cụ dân tộc

6. Đơn ca nữ “ Hát bội đêm xuân
Biểu diễn: NSƯT Thanh Bình
 
7. Múa Chăm “Huyền thoại Tháp Đôi
Dân tộc Chăm có những lễ hội sôi động với những điệu múa đẹp lạ lùng, quyến rũ, ẩn chứa những hình tượng văn hóa độc đáo. Trên mảnh đất của chúng ta sống hôm nay chính là kinh đô Champa thuở trước, nét Văn hóa Champa vẫn còn làm xao xuyến lòng người qua những điệu múa, lời ca u hoài, huyền ảo. Những điệu múa Chăm là những viên ngọc sáng trong kho tàng  văn hoá Việt Nam. Ẩn sâu bên trong những điệu múa ấy, chúng ta có thể phần nào cảm nhận được tâm hồn đầy chất văn hóa Chăm, linh thiêng, huyền bí và không kém phần lãng mạn của tình yêu đôi lứa.
Xin mời quý vị cùng  thưởng thức điệu múa Chăm “Huyền thoại Tháp Đôi”
Biểu diễn: Tốp nữ
 
8. Biểu diễn võ thuật
Bình Định được mệnh danh là miền “đất võ – xứ văn chương”, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, nơi phát tích của triều đại nhà Tây Sơn. Với những chiến công hiển hách, lẫy lừng của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung Nguyễn Huệ.
Bình Định vùng đất giàu truyền thống thượng võ, được lưu giữ bảo tồn và phát huy cao độ nét văn hóa độc đáo : Võ cổ truyền Bình Định cho đến ngày nay. UBND Tỉnh đã xây dựng hồ sơ khoa học VCTBĐ đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.
8.1. Đồng diễn quyền Ô Vân Quyền Cước - Biểu diễn: CLB Phạm Thị Lành.
8.2. Trường Phủ – Biểu diễn : Nguyễn Võ Gia Hưng (Võ đường Phan Hòa).
8.3. Ngọc Trản quyền – Biểu diễn : Thái Ngọc Bảo Trân
8.4. Đồng diễn Thiên long đao – Biểu diễn : Thanh Hoàng, Quang Khải, Tâm Nguyên.

7 TIẾT MỤC BIỂU DIỄN VÕ THUẬT

Tiết mục biểu diễn võ thuật

9. Độc tấu đàn Bầu bàiHồi tưởng
Đàn Bầu là một trong những nhạc cụ dân tộc cổ truyển, độc đáo của đất nước Việt Nam với những âm thanh đằm thắm, ngọt ngào:
“ Cung thanh là tiếng mẹ
Cung trầm là giọng cha
Ngân nga em vẫn hát
Tích tịch tình tình tang”
Mời quý vị thưởng thức tiết mục độc tấu đàn Bầu “Hồi tưởng”
Sáng tác: Xuân Khải       
Biểu diễn: Nghệ sĩ Quang Hiếu
 
10. Đơn ca namĐất nước tình yêu
Ca khúc “Đất nước tình yêu” ra đời đã cổ vũ, động viên lớp lớp thanh niên lên đường ra tiền tuyến bảo vệ Tổ quốc thân yêu, để lại người yêu nơi quê nhà. Họ đặt tình cảm riêng tư trong tình yêu đất nước. Nhạc sỹ Lệ Giang đã sáng tác ca khúc để ca ngợi tình yêu lứa đôi lúc ấy: “Khi chúng ta yêu nhau chẳng kẻ thù nào làm con tim ta yếu mềm”. Lời bài hát dẫn dắt người nghe hồi tưởng lại những năm tháng đầy khó khăn, gian khổ nhưng cũng rất hào hùng của dân tộc và là niềm tự hào của tuổi trẻ   của một thời để nhớ.
Biểu diễn: Nghệ sĩ Thanh Trực

11. Biểu diễn võ thuật
11.1. Tiết mục Đồng diễn Âm vang trống trận - Biểu diễn : Hoa Hướng Dương và Cây Xanh.
11.2. Tiết mục Lôi phong tùy hình kiếm - Biểu diễn Trần Thị Thảo Hiền (CLB Trung Tính).
11.3. Tiết mục Tứ linh đao - Biểu diễn: Nguyễn Hoàng Anh Vũ (CLB Chùa Long Phước).
11.4. Tứ đấu binh khí - CLB Chùa Long Phước

TRƯNG VƯƠNG
 
Trích đoạn tuồng “Trưng Vương đề cờ”
 
12. Trích đoạn tuồng “Trưng Vương đề cờ
Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đang miệt mài luyện rèn binh sĩ để chờ ngày khởi nghĩa thì được tin Thi Sách (chồng bà) bị bọn Tô Định ám hại. Tin như sét đánh, Trưng Trắc đau đớn đến mê sảng. Nợ nước nay lại thêm thù nhà. Trưng Trắc làm lễ cắt huyết đề cờ với 4 lời thề trước lúc ra binh:
“Một, lo đền nợ nước
Hai, nguyện nối nghiệp hùng
Ba, quyết trả thù chồng
Bốn, xây nền tự chủ”
Lời thề ấy đã hòa với tiếng trống đồng vang dội núi sông, thôi thúc hàng triệu người đứng lên cầm vũ khí đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc.
Biểu diễn: Nghệ sỹ Thanh Vân trong vai Trưng Trắc
Nghệ sỹ Mai Vân trong vai Trưng Nhị
Nghệ sỹ Thái Phiên trong vai Tiến Cơ
NSƯT Thanh Bình trong vai Thánh Thiên
NSƯT Thu Thẳm trong vai Lê Chân
Nghệ sỹ Minh Trang trong vai Bát Nàn



 

Tác giả bài viết: Bài: Duy Linh - Thúy Hường; Ảnh: Công Phượng - Thục Nương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây