1. Hô hát bài chòi cổ
Biểu diễn: Các nghệ sĩ: Quốc Tuấn, Đỗ Xuân, Võ Nương, Xuân Hoàng, Hồng Diễm, Hồ Điệp, Bích Lĩnh, Lê Tuyền.
Biểu diễn tiết mục Bài chòi dân gian
2. Đơn ca nữ “Gánh mẹ”
Nói về Mẹ, không có từ ngữ nào có thể tả được hết vẻ đẹp và sự hy sinh, tình cảm yêu thương của mẹ giành cho các con của mình. Đã có biết bao bài thơ, bài văn viết về mẹ, nói lên những sự hy sinh cao cả của tình mẫu tử nhưng có rất ít bài nói về sự báo đáp của con với mẹ. Lời bài hát “Gánh mẹ” của Trương Minh Nhật, nhạc Quách Beem là một bài hay, thay vì quá đề cao công lao của mẹ thì đã hướng người nghe , người xem vào việc báo đáp công ơn của mẹ.
“Cho con gánh mẹ một lần
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con
Cho con gánh mẹ đầu non
Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời”
Biểu diễn: Nghệ sĩ Thiên Nga
3. Biểu diễn võ thuật
3.1. Đồng diễn U linh thương _ Biểu diễn Hiếu Nghĩa, Trung Kiên, Hoàng Phúc
3.2. Ngọc Trản quyền – Biểu diễn : Nguyễn Xuân Huy
3.3. Lão Mai quyền – Biểu diễn : Thái Ngọc Bảo Trân
4. Múa “Vũ điệu Champa”
Mảnh đất Bình Định có truyền thống văn hóa lâu đời với các nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Champa mà di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chăm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo, là những di sản văn hoá vô giá với dấu tích thành quách và nhữn ngọn tháp rêu phong đứng vững trước thử thách của thời gian. Ai đã một lần đến Bình Định sẽ nhớ mãi những ngọn tháp Chăm đẹp đến ngây ngất cùng những điệu múa Chăm đong đầy cảm xúc. Văn hóa Champa không những còn lại trên những ngọn tháp Chăm sừng sững mà còn được phục hiện qua điệu múa Chăm lung linh, huyền ảo.
Biên đạo: Thu Hương
Biểu diễn: Các Nghệ sĩ: Hồng Diễm, Thuý Kiều, Nhị Hảo, Hồ Điệp, Thuý Vân.
Tiết mục múa “Vũ điệu Champa”
5. Biểu diễn võ thuật
5.1. Thanh long độc kiếm - Biểu diễn : Phạm Trường Thịnh
5.2. Đao lăn khiên – Biểu diễn : Võ Nguyên Sơn
5.3. Lôi Long đao – Biểu diễn : Hoàng Phúc, Trung Kiên
6. Hát múa “Mùa xuân âm vang thần tốc ” mang hào khí của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ mùa xuân năm ấy tiến quân ra Bắc, đánh tan quân xâm lược với khí thế thần tốc và giành chiến thắng lẫy lừng vào dựng xây cuộc sống mới hôm nay. Đó là thần tốc vươn lên xây bao công trình, góp phần làm đẹp cho quê hương, đất nước để chào đón mùa xuân, chào năm mới và chào ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.
Hát múa “Mùa xuân âm vang thần tốc” kết hợp nhuần nhuyễn giữa hát và múa của các diễn viên tạo không khí hào hùng, vui tươi, phấn khởi trong mùa xuân năm mới.
Biểu diễn:
- Hát: Các Nghệ sĩ: Duy Long, Anh Tuấn, Lê Tuyền,Thiên Nga.
- Múa: Các nghệ sĩ: Trần Vân, Thuý Kiều, Võ Nương, Bích Lĩnh, Nhị Hảo.
Trích đoạn ca kịch bài chòi “Vạn lịch ăn xin”
7. Trích đoạn “Vạn Lịch ăn xin” trích từ vở Ca kịch Bài chòi “Đồng tiền Vạn Lịch”
Lấy cốt truyện từ dân gian, trích đoạn “Vạn Lịch ăn xin” kể về bi kịch cuộc đời của Vạn Lịch. Anh là một đại phú thương giàu có nhất vùng nhưng vì tính hiếu thắng nên đã đem hết gia tài và cả người vợ xinh đẹp của mình ra cá cược và bị mắc lừa đối phương nên mất tất cả. Cuối cùng Vạn Lịch trở thành người đi xin tình, xin nghĩa ở đời để xoa dịu nỗi đau khổ, dặn vặt lương tâm và mong tha thứ cho lỗi lầm của mình gây ra. Với vũ đạo là cây gậy và chiếc nón cời trên tay, diễn viên thể hiện nhiều tâm trạng, cảm xúc khác nhau: lúc điên dại, nhớ nhung, mơ màng về nàng Mai, lúc thì căm hận khi gặp lại kẻ thù Nam Hải. Qua trích đoạn cũng là lời nhắc nhở con người cần tỉnh táo trước sự cám dỗ của đồng tiền để không phải đánh mất tất cả.
Biểu diễn: Nghệ sĩ Sử Thành Việt trong vai Vạn Lịch
NSƯT Thuỳ Dung trong vai nàng Mai
Nghệ sĩ Chí Cường trong vai Nam Hải