CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 03.12.2022

Thứ sáu - 02/12/2022 03:46
CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 03.12.2022
1. Liên khúc dân ca khu  V (Lý thượng, Lý vãi chài, Lý ngựa ô)
           Kết hợp sử dụng nhiều làn điệu Dân ca cổ, phong phú của Dân ca Liên khu V trước đây như: Lý thượng, Lý vãi chài, Lý ngựa ô để tạo nên một liên khúc dân ca hấp dẫn, sôi nổi, nhiều màu sắc khi trình diễn, nhằm ca ngợi tình yêu quê hương, đất đước và tình yêu lứa đôi trong sáng, chân thành, giản dị, mang lại cảm giác vui vẻ, phấn chấn trong lao động và sản xuất cho người dân.
          Biểu diễn:  Các nghệ sỹ: Võ Nương, Bích Lĩnh, Hồ Điệp, Hồng Diễm,  Bạch Lan, Hoài Thương
2. Đơn ca Bài chòi “Bình Định quê tôi”
                               Ai về Bình Định quê tôi
                             Mà coi con gái bỏ roi đi quyền
                             Quê tôi Bình Định khí thiêng
                             Thủy chung nghĩa cả tình duyên vẹn toàn
Đó là những ca từ ngọt ngào, đặc sắc, mang khí chất riêng của đất và người nơi vùng “địa linh nhân kiệt” -  Bình Định. Mời quý vị cùng thưởng thức tiết mục song ca Bài chòi “Bình Định quê tôi
          Soạn giả:  Mai văn Lạng
          Biểu diễn:   Nghệ sỹ Thành Việt
3. Biểu diễn võ thuật:
3. 1 Bài tứ linh đao
Có nguồn gốc từ võ phái Tây Sơn Nhạn – Kim Kê do cố lão võ sư Đặng Vân Anh sáng lập. Bài Tứ Linh đao đựợc tuyển chọn trong hội nghị chuyên môn võ thuật cổ truyền Việt Nam lần thứ nhất năm 1993, làm bài qui định quốc gia. Đưa vào hệ thống tập luyện và thi đấu toàn quốc. Bài Tứ Linh Đao hội đủ các yếu tố kỷ thuật của bốn con vật “Long, Lân, Quy, Phụng”
3. 2 Bài U linh thương
Do Vua Lý Công Uẩn biên soạn, giai thoại kể rằng : Lý Công Uẩn lên ngôi giữa lúc những thế lực phản loạn nổi lên khắp nơi, nhà vua nhiều phen phải thân chinh đi dẹp loạn. Lý Công Uẩn nhận thấy địa thế núi rừng thâm u tịch mịch, trận đồ thường được bố trí vào lúc chạn vạng tối, nên rất khó cho binh lính sử dụng binh khí thông thường. Từ đấy ông sáng tạo ra bài pháp U Linh Thương, Ông gom các chiêu thức từ nhiều chiến trận mà hợp thành bài pháp này, với những chiêu thức liên hoàn, loạn mã tung thương rất sắc bén và ông truyền dạy cho binh sĩ theo ông đánh giặc

ảnh võ 1

                                                                                                 
                                                                                           Biểu diễn Võ thuật
3. 3  Bài song phượng kiếm
Bài Song phượng kiếm do Đô đốc Bùi Thị Xuân tự nghiên cứu chiêu thức mà soạn thành, trong thời kỳ bà huấn luyện đội tượng binh ở vùng đất Tây Sơn thượng. Theo lưu truyền buổi tập nào Bà cũng thấy một đôi chim phượng đậu trên cành cây đùa nhau, bay lượn xem bà tập, từ đó hằng đêm Bà mô phỏng những động tác bay lượn đùa nhau của đôi chim phượng, Bà soạn nên bài pháp này, và sau đó truyền dạy xuống cho 5 người con gái là “Ngũ phụng thư theo bà đánh giặc, bài có tầm sát pháp rất cao. Bà soạn xong bài pháp này là ngày 20 tháng 12 năm Canh Dần (1770).  
Lợi kiếm mộ hồn thương.
Vân phi hà nguyệt tẩu.
Phượng dực đáo lâm tiền.
Tứ quý bảo Nam Bang.
Đông sương lưu quan ải.
Hậu nhựt kiến loan phi.
Tây thiên hà kiếm khách.
Phượng dực đáo sơn bồng.

4. Tam ca nữ: “Buổi sáng trên đồng nội”         
                   “Đồng quê tươi thắm ơi!
                   Non nước thân yêu ơi!
                   Ta hiến dâng cả tuổi xuân trong trắng
                   Quê hương ta đẹp vô ngần
                   Muôn hoa chi đẹp cho bằng”
          Đó là những ca từ mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần ngọt ngào, sâu lắng mà nhạc sỹ Trần Tất Toại đã gửi gắm khi miêu tả về vẻ đẹp của quê hương đất nước Việt Nam trong thời bình.
          Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Lê Tuyền - Bạch Lan- Cẩm Hương
5. Múa “Trúc xinh”:
 Mang âm hưởng dân ca kết hợp với đương đại, múa “Trúc xinh”  lấy cảm hứng từ hình tượng cây trúc gắn liền với người con gái Việt Nam qua câu cao dao:
                             “Trúc xinh trúc mọc đầu đình
                             Em xinh em đứng một mình cũng xinh”
Với các động tác múa giàu hình tượng, mềm mại, uyển chuyển đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người thưởng thức.
          Biên đạo múa:  Kim Tiển
          Biểu diễn: các NS: Kim Tiển, Trà Giang, Thuý Kiều, Thuý Vân, Nhuỵ Hảo, Hoài Thương.

ảnh b c2
                                                                                                         
                                                                                             Múa "Hồn Việt"
 6. Trích đoạn Bài chòi “đứa bé tìm mẹ”, trích trong vở “Đứa con tôi”
 Trích đoạn đề cập đến tình cảnh đứa bé bị mẹ bỏ rơi từ nhỏ, phải vào vai một kẻ ăn cắp để có cơ hội tìm gặp Đại uý Đức - người chiến sỹ công an tốt bụng dẫn đi tìm mẹ. Nhưng oái oăn thay, khi gặp lại người mẹ đã từng bỏ rơi mình, đứa bé vốn bị tổn thương tinh thần từ thuở bé ấy, đã không thể chấp nhận tình cảm của người mẹ.
          Diễn viên:   NS Thiên Nga vai Đứa bé
                             NSƯT Hoài Nam vai Đại uý Đức
                             NS Thuỳ Dung vai người mẹ
                             NS Duy Long vai Thiếu uý Long

 7. Biểu diễn võ thuật:
7.1 Bài quyền thiền sư
Trong những năm trở lại đây phong trào võ cổ truyền phát triển mạnh mẽ, lan rộng đến nhiều tầng lớp nhân dân . Đặc biệt là các cháu thanh thiếu nhi, cứ chiều tối sau giờ học tập văn hóa các cháu được cha mẹ, ông bà đưa đến các CLB trên địa bàn để tập võ. Đây là tín hiệu cho thấy phong trào tập luyện thể dục thể thao nói chung tiến triển rõ nét, võ cổ truyền đã ăn sâu vào trong máu thịt của người dân Bình Định. Những nét cơ bản chắn chắn có phần dễ thương ấy đã giúp các cháu thoải mái sau giờ học, rèn luyện sức khỏe, giảm các tác hại khi xem nhiều chương trình điện thoại, tivi…rèn luyện kỹ năng và nhiều lợi ích khác…
7.2 Bài Thần đồng quyền

Thủ bái Thần Đồng
Ngư ông trì thế
Sổ bộ xuy phong
Hoành khai tả tọa Thái Công
Phát hồi địa hổ
Đả song phi, chích phụng đơn hành
Đản tả đả tả
Đản hữu đả hữu
Phi nhất bộ, Thần Đồng chấp thủ
Lưỡng biên lập như tiền.
7. 3  Câu lạc bộ võ cổ truyền Dưỡng sinh Bình Định
Kính thưa quý vị , trong những năm trở lại đây phong trào tập luyện võ cổ truyền lan rộng đến quần chúng nhân dân từ thiếu nhi, thanh thiếu niên, đến các cụ già. Bình Định đã và đang trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng khi nghe đến vùng đất “ai ai cũng biết võ”. Võ cổ truyền đã thấm sâu vào máu thịt của người dân Bình Định. Những động tác võ mạnh mẽ uyển chuyển được các cụ các cô tập luyện hăng say và ngày càng đông người tập, trở thành món ăn tinh thần vô cùng phong phú và độc đáo ở nơi đây. Xin hãy dành 1 tràn pháo tay cổ vũ nhiệt tình cho các võ sinh lớn tuổi./.

Trì chưởng ngưu đầu, lan ô tử.
Nạp mã kinh công, tấn long thần.
Quỳnh môn chiếu hậu, trùng hình pháp.
Giá vũ chiêu hồn, ức long xa.

Vọng bái Hư Minh tổ sư đài.

ảnh bc 3
                                                                                                 
                                                                                     
Song ca "Ai về Bình Định"


8. Hát múa “Mùa xuân âm vang thần tốc ” mang hào khí của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung- Nguyễn Huệ mùa xuân năm ấy tiến quân ra Bắc, đánh tan quân xâm lược với khí thế thần tốc và giành chiến thắng lẫy lừng vào dựng xây cuộc sống mới hôm nay. Đó là thần tốc vươn lên xây bao công trình, góp phần làm đẹp cho quê hương, đất nước để chào đón mùa xuân, chào năm mới và chào ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.
Hát múa “Mùa xuân âm vang thần tốc” kết hợp nhuần nhuyễn giữa hát và múa của các diễn viên tạo không khí hào hùng, vui tươi, phấn khởi trong mùa xuân năm mới.
Biểu diễn:
 - Hát: Các NS: Duy Long, Anh Tuấn, Chí Cường, Lê Tuyền, Hồng Diễm.
 - Múa:  Kim Tiển, Thuý Vân, Trà Giang, Thuý Kiều, Võ Nương, Bích Lĩnh, Nhị Hảo.

         


 

Tác giả bài viết: Bài và ảnh : Nguyễn Hường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây