CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 01.4.2023 CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH

Thứ năm - 30/03/2023 05:36
CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 01.4.2023  CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH
1.  Hát hò đối đáp “Ai về Bình Định mà coi”:
Ca cảnh Hát hò đối đáp “Ai về Bình Định mà coi” ca ngợi, quảng bá vẻ đẹp của các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa và con người Bình Định; Mừng quê hương, đất nước tươi đẹp trở lại sau Đại dịch Covid- 19 với nhiều làn điệu hò phong phú như: Xuân nữ, Hò quảng, Hò hê, Sắc bùa, Lô tô … thường biểu diễn phục vụ trong các dịp lễ, hội…
Tác giả:   NSƯT Tấn Hào
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Bích Lĩnh, Hồng Diễm, Võ Nương, Thành Việt, Chí Cường, Trung Hiếu.
2. Đơn ca: “Bình Định quê hương tôi
“Hẹn nhau ta về miền Trung
 Về thăm quê hương Bình Định
Nơi đây dạt dào biển lúa
Có nhiều danh lam với những tháp Chàm
Bình định ơi đẹp biết bao
Nhiều thắng cảnh quê mình”
Lời ca khúc ca ngợi cảnh đẹp của quê hương và con người Bình Định.
Thơ: Trung Hải
Nhạc: Thanh Tịnh
Biểu diễn: Nghệ sỹ Cẩm Hương
3. Biểu diễn võ thuật
Truyền thống thượng võ bất khuất hào hùng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với chặng đường lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, võ cổ truyền Việt Nam nói chung trong đó có dòng võ cổ truyền Bình Định thực sự đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, mang giá trị tinh thần to lớn trở thành một nét văn hóa đặc sắc. Ngoài ý nghĩa để bảo vệ đất nước, còn rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện ý chí và bản lĩnh, võ cổ truyền Bình Định còn ẩn chứa khí thế của một tinh thần thượng võ.
Sau đây, Xin mời quý vị và các bạn cùng đến với những tiết mục võ cổ truyền đặc sắc do các võ sinh Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định thực hiện :
3.1 Đồng diễn Nạp mã môn cương – Thanh Phong, Thanh Thích, Quang Nhật, Tâm Hiên, Quốc Huy.
Được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay. Bài quyền có 48 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau là sự kết hợp giữa thân pháp, thủ pháp và cước pháp. Lúc thì đánh nhu, lúc thì đánh cương, uyển chuyển mạnh mẽ.
Trì chưởng ngưu đầu, lan ô tử.
Nạp mã kinh công, tấn long thần.
Quỳnh môn chiếu hậu, trùng hình pháp.
Giá vũ chiêu hồn, ức long xa.
Vọng bái Hư Minh tổ sư đài.

20221210 202626
   
                                     
                             Tiết mục biểu diễn võ thuật


3. 2. Đồng diễn đao lăn khiên – Biểu diễn Hoàng Nam, Phú Nhân, Gia Huy.
Nhà Tây Sơn là vương triều được hình thành từ cuộc khởi nghĩa của những anh hùng áo vải xuất thân từ tầng lớp nông dân. Thế nên ở thời kỳ này đã có rất nhiều bài quyền, thế võ được sáng tạo từ những công cụ lao động hằng ngày như bồ cào, cuốc chỉa, câu liêm, thiết lĩnh… hoặc cải tiến từ những vũ khí đã có từ các thời kỳ trước đó. Lăn khiên là một loại vũ khí như thế, đã được nhân dân ta sử dụng chiến đấu từ rất lâu nhưng có lẽ đến thời kỳ nhà Tây Sơn thì loại vũ khí này mới bước vào giai đoạn rực rỡ nhất. Bài có 48 hành pháp liên hoàn, theo nghệ thuật cấu trúc các pháp thao không bị trùng lập. Điểm mạnh của bài Lăng Khiên là chuyên đánh cận chiến dùng cho bộ binh thời Tây sơn, ngoài ra lăng khiên còn phòng thủ từ xa dùng để đỡ cung tên khi xung trận.
3.3 Đồng diễn CLB Võ cổ truyền dưỡng sinh QB Thanh lịch Tỉnh Bình Định
4. Song ca nam nữ “Giận mà thương”
 Ca khúc như lời tâm tình, thủ thỉ, đối đáp của đôi nam nữ. Tuy giận nhưng thực ra đó lại là tình yêu vô bờ bến dành cho người mình yêu thương, người bạn đời của mình. Từng lời, câu từ được nhạc sỹ trau chuốt, chắt lọc để mang tới cho người thưởng thức một ca khúc ngọt ngào, lắng đọng như những khúc hát dân ca sống mãi với bao thế hệ thanh niên Việt Nam.  Sáng tác: Nhạc sỹ Trần Hoàn
Biểu diễn:  Các nghệ sỹ Duy Long - Lê Tuyền
5. Múa “Vũ điệu Champa”
 Mảnh đất Bình Định có truyền thống văn hóa lâu đời với các nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Champa mà di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chăm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo, là những di sản văn hoá vô giá với dấu tích thành quách và nhữn ngọn tháp rêu phong đứng vững trước thử thách của thời gian. Ai đã một lần đến Bình Định sẽ nhớ mãi những ngọn tháp Chăm đẹp đến ngây ngất cùng những điệu múa Chăm đong đầy cảm xúc. Văn hóa Champa không những còn lại trên những ngọn tháp Chăm sừng sững mà còn được phục hiện qua điệu múa Chăm lung linh, huyền ảo.
Biên đạo: Thu Hương
Biểu diễn: Các Nghệ sỹ Kim Tiển, Trà Giang, Thuý Kiều, Thuý Vân, Nhị Hảo, Hồ Điệp

7
                                                                  Tiết mục tam ca


6. Tam ca “Quy Nhơn thành phố thi ca
          “Quy Nhơn ơi! Quy Nhơn!
 Thành phố bình yên, thành phố êm đềm và thành phố như êm”
Biểu diễn: Tốp nam
7. Biểu diễn võ thuật
Võ cổ truyền ra đời tồn tại và phát triển song hành cùng công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Là những tinh hoa được kết tinh từ hàng nghìn năm lịch sử, là nơi lưu dấu gồm: bản lĩnh, khí phách, tinh thần thượng võ dân tộc. Tiêu biểu dòng chảy hào hùng đó là miền đất võ Bình Định.
Kính thưa Quý vị : Bình Định được mệnh danh là miền “đất võ – xứ văn chương”, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, nơi phát tích của triều đại nhà Tây Sơn. Với những chiến công hiển hách, lẫy lừng của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung Nguyễn Huệ. Nơi đây vẫn mãi được lưu giữ bảo tồn và phát huy cao độ nét văn hóa độc đáo : Võ cổ truyền Bình Định cho đến ngày nay. Sau đây, xin mời quý vị và các bạn cùng đến với tiết mục Tây Sơn bước chân hào kiệt, xin quý quý vị cùng thưởng thức.
7. 1 Miêu Tẩy Diện - Biểu diễn : Thúy Vy, Kim Chi, Như Ý
Bài  “Miêu tẩy diện” là bài quyền trấn môn của Môn phái Lý gia võ đạo - Bình Định, do đại võ sư Lý Xuân Hỷ cung cấp. Với bộ pháp nhẹ nhàng, uyển chuyển; thân pháp mềm mại, linh hoạt; tấn pháp vững vàng kín đáo, lối phòng thủ kiên nhẫn, tập trung. Vồ mồi quyết đoán, bất ngờ, chớp nhoáng, có sức lực, chính xác, dũng mãnh (tấn công).    
  Miêu tẩy diện
Hồi đầu vọng bái.
Miêu vương tấy mục.
Di thân bán hạ.
Hồi phục địa lôi.
Bàng long độc cước.
Đế hải ẩn long.
Hoàng miêu sát thử.
Đảo vân ẩn diện.
Đăng cước hoành thân.
Giáng sơn hoành thủ.
Mãnh hổ thôi sơn.
Khuynh thân yến tử.
Linh miêu mai phục.
Đổng tước song phi.
Hoành thân trực chưởng.
Thám nguyệt độc xà.
Bái tổ như tiền.
7.2 Đối luyện Song đao đối kháng nhị trường thương
- Biểu diễn Gia Huy, Hoàng Nam, Phú Nhân.
Võ cổ truyền Bình Định vô cùng phong phú và độc đáo, thể hiện tính liên hoàn tinh tế và uyên thâm. Có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nhu và cương, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong và bên ngoài cơ thể. Để lấy  nhu chế cương, lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều.
​​​​​​​7.3 Đồng diễn võ thuật CLB Võ cổ truyền Dưỡng sinh Hoa Hướng Dương
8. Trích đoạn Bài chòi “Bà Tiều thăm con
Trích trong vở Ca kịch Bài chòi dân gian “Lâm Sanh- Xuân Nương.
Biểu diễn:   Nghệ sỹ Võ Nương vai Bà Tiều
                   Nghệ sỹ Hồng Diễm vai Phu nhân
                   Nghệ sỹ Phương Phú vai Lâm Sanh
                   Nghệ sỹ Xuân Hoàng vai Gia Đồng
                  




 

Tác giả bài viết: Bài: Duy Linh- Thuý Hường; Ảnh: Thục Nương, Công Phượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây