Chương trình biểu diễn nghệ thuật của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh phối hợp với Trường Đại học FPT Quy Nhơn và Trung tâm võ thuật cổ truyền Bình Định tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành ngày 18.5.2024

Thứ năm - 16/05/2024 11:02
 
1. Hoà tấu nhạc cụ dân tộc bàiMột vòng Việt Nam
Biểu diễn:  Giảng viên, học sinh, sinh viên Trường Đại học FPT Quy Nhơn
 
tiết mục hoà tấu nhạc cụ dân tộc

Tiết mục hòa tấu nhạc cụ dân tộc "Một vòng Việt Nam"

2. Trích đoạn tuồng: Ông già cõng vợ đi xem hội” 
Ngày xuân mọi người nô nức đi trẩy hội. Công tử Xấc là con quan Thiên Hộ trong phủ Chúa, cậy quyền thế luôn tìm ghẹo các cô gái đẹp. Thấy một ông già cõng cô vợ trẻ trên lưng, công tử Xấc sinh lòng ham muốn chiếm vợ người. Ông già đã chứng minh sức mạnh tình yêu của mình, không những bảo vệ được người vợ trẻ mà còn dạy cho tên công tử một bài học nhớ đời.
Biểu diễn:   Nghệ sỹ Thu Thiện trong vai  Ông già và cô gái
Nghệ sỹ Thanh Trực trong vai công tử Xấc
Nghệ sỹ Đức Khanh và nghệ Sỹ Tuấn Long vai quân
 
3. Múa ChămHuyền thoại tháp đôi
Dân tộc Chăm có những lễ hội sôi động với những điệu múa đẹp lạ lùng, quyến rũ, ẩn chứa những hình tượng văn hóa độc đáo. Trên mảnh đất của chúng ta sống hôm nay chính là kinh đô Champa thuở trước, nét Văn hóa Champa vẫn còn làm xao xuyến lòng người qua những điệu múa, lời ca u hoài, huyền ảo. Những điệu múa Chăm là những viên ngọc sáng trong kho tàng  văn hoá Việt Nam. Ẩn sâu bên trong những điệu múa ấy, chúng ta có thể phần nào cảm nhận được tâm hồn đầy chất văn hóa Chăm, linh thiêng, huyền bí và không kém phần lãng mạn của tình yêu đôi lứa.
Biểu diễn: các nghệ sỹ:  Thanh Vân, Mai Vân, Thanh Dân, Minh Trang, Lương Quyên

TIẾT MỤC MÙA XUÂN TRÊN ĐỈNH THÁP (1)

Tiết mục múa chăm "Huyền thoại tháp đôi"
 
4. Biểu diễn võ thuật
Võ cổ truyền Bình Định ra đời, tồn tại và phát triển song hành cùng lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ, bồi đắp, nâng tầm, Võ cổ truyền Bình Định phát triển, lan tỏa rộng khắp, là kết tinh các giá trị tinh hoa dân tộc và là nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Bình Định, đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của người dân.  
4.1. Ngọc Trản quyền
- Biểu diễn: Xuân Huy, Bảo Trân.

Ngọc trản quyền. Là một trong những bài bài quyền đặc trưng của Bình Định, có lối đánh công thủ toàn diện, kín đáo, kết hợp nhu cương né tránh phản đòn rất lợi hại, di chuyển nhẹ nhàn linh hoat, khi trụ ngựa ra đòn thì vững chắc và mạnh mẽ. Ngọc trản quyền Là một trong nững bài quyền nổi tiếng và phổ biến khá rộng rãi trong làng võ ở Bình Định.
Tam bộ bái tổ
Nhị bộ kính sư
Hồi thân lập trụ
Ngọc trản ngân đài
Tả thủ tấn khai
Thập tự luyện dịp
Liên đả sát túc
Tọa hồi mai phục
Tấn đả tam chiến
Thối thủ nhị linh
Tả hoành sát, hữu hoành sát
Hồi phát địa hổ
Thanh long biên giang…
4.2. Thanh long độc kiếm
- Biểu diễn: Phan Tấn Triển.

Tứ Phương Bái Tổ Kính Sư
Xuất Kiếm Thủ Bộ Dáng Người Uy Nghi
Long Thăng Trảm Thạch Liền Khi
Tầm Xà Sát Thích Vân Phi Liền Kề
Thanh Long Xuất Thế Trở Về
Quy Xà Phạt Thảo Tứ Bề Sát Kinh
Ẩn Long Trầm Thủy Tung Mình
Nộ, Giáng, Thích, Trảm, Tụ Thần Triều Dương
Giao Long Đảo Hải Vẩy Vùng
Xung Thiên Bạch Hạt Nghiêng Mình Chuyển Thân
Thanh Long Bải Vĩ Xuất Thần
Long Vân Gặp Hội Muôn Phần Vũ Phong
Vọng Nguyệt Long Giáng Tầm Ngư
Vũ Môn Cá Vượt Qua Thềm Vờn Mây
Thanh Long Bái Tổ Hầu Sư
Diện Tiền Lập Bộ Kiếm Thu Trở Về.
4.3. Đối luyện Tay không chống binh khí
- Biểu diễn: Triển, Huy, Sơn.

Đây là các VĐV năng khiếu của Bình Định biểu diễn quen dần với cảm giác thi đấu, trạng thái, tâm lý, sân khấu và nhiều yếu tố khác. Giải vô địch võ cổ truyền trẻ - thiếu niên toàn quốc năm 2023 có 583 VĐV đến từ 33 đơn vị trên toàn quốc tham gia. Nhiều năm liền giữ vị trí nhất toàn đoàn, do đó, đoàn Bình Định đến với giải năm nay không gì khác ngoài mục tiêu bảo vệ ngôi đầu tại tỉnh Sóc Trăng vào tháng 6 sắp tới . Với thành tích năm 2023 đoàn Bình Định với 17 HCV, 12 HCB, 3 HCĐ.
Năm nay quyết tâm cao hơn nữa cho các VĐV Binh Định sẽ tiếp tục gặt hái nhiều huy chương cao quý mang về cho tỉnh nhà.
“Hào khí Tây Sơn tỏa núi sông
Anh hùng áo vải phất cờ hồng
Giúp dân giữ nước yên bờ cõi
Sự nghiệp trăm năm tạc chữ đồng”
“Con cháu ngày nay rất tự hào
Phát huy truyền thống chí càng cao
Núi sông 1 dải hoa thơm ngát
Bão táp qua rồi đẹp biết bao”


5. Độc tấu nhạc cụ dân tộc bài “Tình đất”
Biểu diễn: Trường Đại học FPT Quy Nhơn

6. Đơn nữ “Xuân quê hương
Cùng với nghệ thuật Tuồng, nghệ thuật Bài Chòi là “món ăn tinh thần” không thế thiếu của người dân Bình Định. Nghệ thuật bài chòi đã được UNESCO công nhận Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2017. Ngày nay, Bài chòi đã lan tỏa khắp đất nước và vượt đại dương ra thế giới.
Với giai điệu đằm thắm ngọt ngào, thiết tha và sâu lắng, tiết mục đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Tác giả:  cố NSƯT- nhạc sỹ Gia Thiện
Biểu diễn:  NSƯT Thanh Bình

7. Biểu diễn võ thuật
Bình Định được mệnh danh là miền “đất võ - xứ văn chương”, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, nơi phát tích của triều đại nhà Tây Sơn. Với những chiến công hiển hách, lẫy lừng của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung Nguyễn Huệ. Vùng đất giàu truyền thống thượng võ, được lưu giữ bảo tồn và phát huy cao độ nét văn hóa độc đáo: Võ cổ truyền Bình Định cho đến ngày nay. UBND Tỉnh đã xây dựng hồ sơ khoa học VCTBĐ đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.
7.1. Song diễn Lão Mai quyền
Biểu diễn: Doanh Doanh, Nguyên Sơn.

Lão mai quyền là một trong những bài quyền đặc trưng của Bình Định, phổ biến khá rộng rãi trong các làng võ ở Bình Định, với những yếu tố kỷ thuật, tạo nên hình nét vòng tròn trong thân pháp, bộ pháp, ra đòn nhanh mạnh, mềm dẻo khéo léo, các bộ tấn được sử dụng di chuyển vừa nhẹ nhàng vừa linh hoạt, như cội Mai già trước cơn gió lốc. Bài Lão mai quyền được tuyển chọn trong hội nghị chuyên môn võ cổ truyền Việt Nam năm 1994 làm bài qui định quốc gia, đưa vào hệ thống tập luyện và thi đấu trong toàn quốc.
Lão mai độc thọ nhất chi vinh
Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành
Tấn nhất đoản thối hồi lão khởi
Phi nhất thác hoàn thối thanh đình
Tàng nha hổ dương oai thiết trảo
Triển giác long tất lực lôi oanh
Lão hầu thoái tọa liên ba biến
Hồ điệp song phi lão bạng sanh
Nguyệt quật song câu lôi điển chấn
Vân tôn tam tảo hổ xà thành
7.2. Song phượng kiếm
- Biểu diễn: Thúy Loan.
Bài Song phượng kiếm do Đô đốc Bùi Thị Xuân tự nghiên cứu chiêu thức mà soạn thành, trong thời kỳ bà huấn luyện đội tượng binh ở vùng đất Tây Sơn thượng. Theo lưu truyền buổi tập nào Bà cũng thấy một đôi chim phượng đậu trên cành cây đùa nhau, bay lượn xem bà tập, từ đó hằng đêm Bà mô phỏng những động tác bay lượn đùa nhau của đôi chim phượng, Bà soạn nên bài pháp này, và sau đó truyền dạy xuống cho 5 người con gái là “Ngũ phụng thư” theo bà đánh giặc, bài có tầm sát pháp rất cao. Bà soạn xong bài pháp này là ngày 20 tháng 12 năm Canh Dần (1770).
Lợi kiếm mộ hồn thương.
Vân phi hà nguyệt tẩu.
Phượng dực đáo lâm tiền.
Tứ quý bảo Nam Bang.
Đông sương lưu quan ải.quyen
Hậu nhựt kiến loan phi.
Tây thiên hà kiếm khách.
Phượng dực đáo sơn bồng.
7.3. Đồng diễn Nạp mã môn cương
- Biểu diễn: Quốc Thắng, Phú Nhân, Quốc Kha, Thanh Phong, Quốc Việt, Quốc Huy.

Bài nạp mã môn cương được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay. Bài quyền có 48 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau là sự kết hợp giữa thân pháp, thủ pháp và cước pháp. Lúc thì đánh nhu, lúc thì đánh cương, uyển chuyển mạnh mẽ.
Trì chưởng ngưu đầu, lan ô tử.        
Nạp mã kinh công, tấn long thần.
Quỳnh môn chiếu hậu, trùng hình pháp.
Giá vũ chiêu hồn, ức long xa.
Vọng bái Hư Minh tổ sư đài.


8. Đơn ca namĐất nước tình yêu
Ca khúc “Đất nước tình yêu” ra đời đã cổ vũ, động viên lớp lớp thanh niên lên đường ra tiền tuyến bảo vệ Tổ quốc thân yêu, để lại người yêu nơi quê nhà. Họ đặt tình cảm riêng tư trong tình yêu đất nước. Nhạc sỹ Lệ Giang đã sáng tác ca khúc để ca ngợi tình yêu lứa đôi lúc ấy: “Khi chúng ta yêu nhau chẳng kẻ thù nào làm con tim ta yếu mềm”. Lời bài hát dẫn dắt người nghe hồi tưởng lại những năm tháng đầy khó khăn, gian khổ nhưng cũng rất hào hùng của dân tộc và là niềm tự hào của tuổi trẻ của một thời để nhớ.
Biểu diễn: Thanh Trực

9. Múa “ Trình tường”

tiết mục múa Trình tường (3)

Tiết mục múa "Trình tường"
 
Trình tường” là điệu múa sử dụng các động tác vũ đạo tuồng, múa đồng bộ, nhịp nhàng theo các tuyến ngang, dọc, xéo rồi cùng tạo hình khối đẹp mắt trên nền nhạc trầm bổng. Đến khi điệu múa gần đến hồi kết, tất cả cùng đứng trụ bộ, mỗi diễn viên trên tay cầm một câu liễn và tung ra câu chúc tụng chúc cho quốc thái dân an, muôn người ấm no, hạnh phúc.
Qua tiết mục múa “Trình tường”, quý vị có thể cảm nhận được nét độc đáo, đặc sắc về vũ đạo, hóa trang, phục trang của nghệ thuật Tuồng mà những giá trị độc đáo của nó đã “neo lại” trong lòng nhân dân qua nhiều thế kỷ.
Biểu diễn: Tập thể nam nữ diễn viên Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định.
 


 

Tác giả bài viết: Bài: Thục Nương; Ảnh: Công Phượng, Thúy Hường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây