CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 18.3.2023
Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Địnhhttp://nhahatntttbinhdinh.com.vn/uploads/lk4.png
Thứ tư - 15/03/2023 05:07
1. Hát múa “Mùa xuân âm vang thần tốc ” mang hào khí của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ mùa xuân năm ấy tiến quân ra Bắc, đánh tan quân xâm lược với khí thế thần tốc và giành chiến thắng lẫy lừng vào dựng xây cuộc sống mới hôm nay. Đó là thần tốc vươn lên xây bao công trình, góp phần làm đẹp cho quê hương, đất nước để chào đón mùa xuân, chào năm mới và chào ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. Hát múa “Mùa xuân âm vang thần tốc” kết hợp nhuần nhuyễn giữa hát và múa của các diễn viên tạo không khí hào hùng, vui tươi, phấn khởi trong mùa xuân năm mới. Biểu diễn: - Hát: Các NS: Duy Long, Anh Tuấn, Chí Cường, Lê Tuyền, Hồng Diễm. - Múa: Kim Tiển, Thuý Vân, Trà Giang, Thuý Kiều, Võ Nương, Bích Lĩnh, Nhị Hảo. 2. Đơn ca Bài chòi “Bình Định quê tôi” “Ai về Bình Định quê tôi Mà coi con gái bỏ roi đi quyền Quê tôi Bình Định khí thiêng Thủy chung nghĩa cả tình duyên vẹn toàn” Đó là những ca từ ngọt ngào, đặc sắc, mang khí chất riêng của đất và người nơi vùng “địa linh nhân kiệt” - Bình Định. Tác giả: Nhạc sỹ Mai Văn Lạng Biểu diễn: Nghệ sỹ: Sử Thành Việt 3. Biểu diễn võ thuật Cùng với Hát bội, Bài chòi, võ cổ truyền Bình Định được biết đến như một thành tố văn hóa không thể thiếu của quê hương Bình Định. Trải qua hàng trăm năm kế thừa và phát triển, võ cổ truyền Bình Định không ngừng được chọn lọc và nâng cao, trở thành một nét văn hóa đặc sắc ẩn chứa khí thế hào sáng của tinh thần thượng võ. Người Bình Định luôn tự hào về truyền thống thượng võ của quê hương mình, niềm tự hào đó càng được nhân lên khi võ cổ truyền Bình Định vinh dự được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để góp phần gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa võ cổ truyền Bình Định, các thế hệ con cháu ngày nay vẫn say mê luyện tập. Học võ không chỉ để phòng thân, rèn luyện sức khỏe, mà còn để quảng bá, giới thiệu nét đẹp của võ cổ truyền, nét đẹp của Miền đất võ Bình Định với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. 3.1. Tứ linh đao:Có nguồn gốc từ võ phái Tây Sơn Nhạn – Kim Kê do lão võ sư Đặng Vân Anh sáng lập. Bài Tứ Linh đao đựợc tuyển chọn trong hội nghị chuyên môn võ thuật cổ truyền Việt Nam lần thứ nhất năm 1993, làm bài qui định quốc gia. Đưa vào hệ thống tập luyện và thi đấu toàn quốc. Bài Tứ Linh Đao hội đủ các yếu tố kỷ thuật của bốn con vật “Long, Lân, Quy, Phụng” Biểu diễn: Võ sinh Nguyễn Thành Lộc 3.2. Roi Thái Sơn: Roi Thái sơn hoặc Thái sơn thảo pháp, là bài roi chiến rất nổi tiếng trong làng võ ở Bình Định. Bài roi Thái sơn không hoa mỹ, cầu kỳ nhưng các thế chiến đấu rất hiệu quả, lối đánh thực dụng, xứng danh là một bài roi chiến. Sử dụng côn pháp lấy những yếu tố kỷ thuật của một số loài vật làm căn cơ, mô phỏng động tác của Rắn, kỳ Lân, Tê giác, Thỏ, Mèo, Gà, Trâu, Hổ. Đây là những điểm hiếm thấy trong các bài võ cổ truyền Việt Nam. Do tổng hợp sức mạnh và động tác của nhiều loài thú nên bài Roi Thái sơn hết sức biến ảo. Lúc tấn công thì ra đòn mạnh mẽ, lúc lui về thế thủ thì nhẹ nhàng, linh hoạt né tránh, để rồi từ thế thủ, chuyển sang thế tấn công. Bài Roi Thái Sơn được tuyển chọn trong hội nghị chuyên môn võ cổ truyền Việt Nam năm 1993 làm bài qui định quốc gia đưa vào hệ thống tập luyện và thi đấu trong toàn quốc. Biểu diễn: Thúy Vy, Bảo Ngân.
Tiết mục biểu diễn võ thuật
3.3. Song phượng kiếm: Do Đô đốc Bùi Thị Xuân tự nghiên cứu chiêu thức mà soạn thành bài pháp này, trong thời kỳ bà huấn luyện đội tượng binh ở vùng đất Tây Sơn thượng. Theo lưu truyền buổi tập nào Bà cũng thấy một đôi chim phượng đậu trên cành cây đùa nhau, bay lượn xem bà tập, từ đó hằng đêm Bà mô phỏng những động tác bay lượn đùa nhau của đôi chim phượng, Bà soạn nên bài pháp này, và sau đó truyền dạy xuống cho đội nữ binh theo bà đánh giặc, bài có tầm sát pháp rất cao. Bà soạn xong bài pháp này là ngày 20 tháng 12 năm Canh Dần (1770). Biểu diễn: Trúc Anh, Như Ý,Thảo Hiền. 4. Song ca nam nữ: “Non nước quê dừa” “Quê hương biết bao anh hùng Quê hương nước non đẹp giàu ……………………………………… Hoài Nhơn đất thắm tình người Chung tay xây dựng sáng ngời tương lai” Lời ca khúc ca ngợi quê hương xứ dừa Hoài Nhơn anh hùng trong thời chiến và đẹp giàu trong thời bình với tình đất, tình người thắm đượm và tràn đầy yêu thương.
Tác giả: Nhạc sỹ Vũ Thanh Biểu diễn: Các nghệ sỹ Lê Tuyền - Duy Long. 5. Múa “Trúc xinh” Mang âm hưởng dân ca kết hợp với đương đại, múa “Trúc xinh” lấy cảm hứng từ hình tượng cây trúc gắn liền với hình ảnh xinh đẹp của người con gái Việt Nam qua câu cao dao: “Trúc xinh trúc mọc đầu đình Em xinh em đứng một mình cũng xinh” Với các động tác múa giàu hình tượng, mềm mại, uyển chuyển đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người thưởng thức. Biên đạo múa: Kim Tiển Biểu diễn: các nghệ sỹ: Kim Tiển, Trà Giang, Thuý Kiều, Thuý Vân, Nhuỵ Hảo, Hoài Thương. 6. Tam ca nữ: “Buổi sáng trên đồng nội” “Đồng quê tươi thắm ơi! Non nước thân yêu ơi! Ta hiến dâng cả tuổi xuân trong trắng Quê hương ta đẹp vô ngần Muôn hoa chi đẹp cho bằng” Đó là những ca từ mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần ngọt ngào, sâu lắng mà nhạc sỹ Trần Tất Toại đã gửi gắm khi miêu tả về vẻ đẹp của quê hương đất nước Việt Nam trong thời bình. Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Lê Tuyền - Bạch Lan- Cẩm Hương
Tiết mục song ca nam nữ 7. Biểu diễn võ thuật 7.4. Lão mai quyền: Lão mai quyền là một trong những bài quyền đặc trưng của Bình Định, phổ biến khá rộng rãi trong các làng võ ở Bình Định, với những yếu tố kỷ thuật, tạo nên hình nét vòng tròn trong thân pháp, bộ pháp, ra đòn nhanh mạnh, mềm dẻo khéo léo, các bộ tấn được sử dụng di chuyển vừa nhẹ nhàng vừa linh hoạt, như cội Mai già trước cơn gió lốc. Bài Lão mai quyền được tuyển chọn trong hội nghị chuyên môn võ cổ truyền Việt Nam năm 1994 làm bài qui định quốc gia, đưa vào hệ thống tập luyện và thi đấu trong toàn quốc. Biểu diễn: Hồng Trang, Anh Ny. 7.5. Cửu tiết tiên: Được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay. Bài Cửu tiết tiên có 66 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau, 9 khúc nối với nhau bằng một sợi dây xích, vừa tấn công lại vừa phòng thủ, Cửu tiết tiên là loại binh khí có độ khó tương đối cao, đỡ trên ,đánh dưới, kết hợp kỹ thuật lăn lộn, thi triển bộ pháp cực kỳ nhanh nhạy, đánh quét liên hoàn. Biểu diễn: Kim Chi 7.6. Lăng khiên: Được trích trong quyển “lục tướng tằng vuơng phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn. Bài có 48 hành pháp liên hoàn , theo nghệ thuật cấu trúc các pháp thao không bị trùng lập. Điểm mạnh của bài Lăng Khiên là chuyên đánh cận chiến dùng cho bộ binh thời Tây sơn, ngoài ra lăng khiên còn phòng thủ từ xa dùng để đỡ cung tên khi xung trận. Biểu diễn: Hoàng Phúc, Tâm Hiên, Phú Thắng.
Trích đoạn Ca kịch Bài chòi "Độc dược"
8. Trích đoạn Bài chòi “Độc dược” Trích trong vở “Huyền Trân công chúa”. Đây là trích đoạn ẩn chứa xung đột kịch đạt đến cao trào, đầy chất bi hùng kịch. Công chúa Huyền Trân nước Đại Việt được gả cho vua nước Chiêm Thành là Chế Mân. Nàng được vua sủng ái phong chức Hoàng hậu. Tuy nhiên, với âm mưu tranh giành quyền lực phía sau Hậu cung Chiêm quốc, Quan Bố Đề cùng bọn gian thần âm mưu giết hại Chế Mân để chiếm đoạt ngai vàng thông qua quan Ngự Y với việc pha độc dược và dâng cho vua uống. Chế Mân bị trúng độc và chết dần trong niềm đau đớn, xót xa. Biểu diễn: Nghệ sỹ Phương Phú vai Chế Mân Nghệ sỹ Thuỳ Dung vai Huyền Trân Nghệ sỹ Đỗ Xuân vai Quan ngự Y Nghệ sỹ Quốc Tuấn vai Quan Bố Đề Nghệ sỹ Trung Hiếu vai Man Nu