1. Tiết mục múa “ Ngày hội làng Chăm”
Kết hợp cùng giai điệu âm nhạc vui nhộn, rộn ràng, tiết mục múa “Ngày hội làng Chăm” đã góp phần vẽ nên “bức tranh” tuyệt mỹ của người Chăm trong mùa lễ hội. Hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, xinh đẹp mang đến lễ hội không khí vui tươi, phấn khởi với các điệu múa thoăn thoắt, mềm mại, quyến rũ với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, người người no ấm.
Âm nhạc: NSƯT Đinh văn Nhân
Biên đạo: Các nghệ sỹ: Nhật Huy - Kim Tiển
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Hồng Diễm, Kim Tiển, Thuý Kiều, Trà Giang, Trần Vân, Nhuỵ Hảo.
Tiết mục múa "Ngày hội làng Chăm"
2. Biểu diễn võ thuật
Bình Định được xem là cái nôi của Võ cổ truyền dân tộc, là nơi phát tích của các dòng võ, lò võ lớn nổi tiếng với những tuyệt kỹ võ thuật đặc trưng. Võ cổ truyền Bình Định được kết tinh của ba dòng võ Chămpa - Đại Việt và Trung Hoa. Với sự hòa quyện, đúc kết các tinh hoa võ học mang tính chọn lọc đã dần hình thành nên bản sắc riêng và được các thế hệ võ nhân lưu giữ, phát triển. Kế thừa những giá trị độc đáo của nền võ học lâu đời, nhiều năm qua, hoạt động Võ cổ truyền Bình Định đã có sức lan tỏa mạnh mẽ đến các quốc gia trong khu vực và quốc tế.
2.1 Song diễn căn bản công 36 động tác
Biểu diễn: CLB tài năng trẻ Bình Định.
Đây là nội dung của Bộ GD&ĐT tại Công văn số 4775 ngày 16/9/2015 chỉ đạo các trường học trong cả nước cùng triển khai để thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ tại Công văn số 6311 ngày 11/8/2015 về việc triển khai nội dung tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, bài võ cổ truyền được đưa vào chương trình giáo dục thể chất trong các cấp học phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương từ năm học 2015 – 2016. Ba bài quyền võ thuật học đường gồm có: – Căn bản công pháp cấp I: 27 động tác; – Căn bản công pháp cấp II: 36 động tác; – Căn bản công pháp cấp III: 45 động tác.
Tiết mục biểu diễn võ thuật
2.2 Đồng diễn quyền
CLB Hoa Hướng dương và Cây xanh
Trong những năm trở lại đây phong trào tập luyện võ cổ truyền lan rộng đến quần chúng nhân dân từ thiếu nhi, thanh thiếu niên, đến các cụ già. Đặc biệt là các võ sinh lớn tuổi của CLB Hoa Hướng Dương do võ sư Phạm Đình Khiêm phụ trách. Bình Định đã và đang trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng khi nghe đến vùng đất “ai ai cũng biết võ” từ cụ già cho đến trẻ nhỏ. Võ cổ truyền Bình Định là một di sản văn hóa phi vật thể, là bản sắc và nét đặc trưng văn hóa của một miền đất được danh là “Miền đất võ”. Võ Bình Định không chỉ là hình thức tự vệ, rèn luyện sức khỏe mà còn là phương cách trau dồi tâm tính và đạo lý. Vì vậy, đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội của người dân Bình Định. Những động tác võ cổ truyền Bình Định trong bài Lôi Phong tùy hình kiếm được biến đổi uyển chuyển, nhẹ nhàng cho phù hợp với độ tuổi U60-70 nhưng cũng không thiếu phần dũng khí được các cụ, các cô trong địa bàn tỉnh tập luyện hăng say và ngày càng đông đảo người tham gia. Với nhiều lợi ích về tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai, sức chịu đựng mà còn giúp tập trung hơn, cải thiện sức khỏe tinh thần và nhiều lợi ích tuyệt vời khác nữa.
2.3 Song xích thiết
- Biểu diễn: Nguyễn Kim Chi
Tay roi và một số khớp nối bằng thép được kết nối thông qua các vòng sắt hợp, Nhuyễn Tiên được chia thành: 7 đốt, 9 đốt, 13 đốt. Loại chúng ta hay thấy nhất đó là “ Cửu Tiết Tiên’. Khi sử dụng có thể ngắn có thể dài. Phương pháp chiến đấu và luyện tập gồm có: Xoay tròn, quét, treo, ném, múa ( hoa) và nằm đánh, cũng có thể luyện tập đơn Tiên hoặc song Tiên. Cách chiến đấu và luyện tập gồm: Đỡ, lăng, rớt, điểm, chặt, xoay, quét. Cửu tiết tiễn thuộc vũ khí mềm. Do 9 khúc thép nhỏ tròn nối lại với nhau và mỗi khúc có độ dài từ 9- 13cm tạo thành. Giữa mối khúc đường dùng vòng sắt nhỏ nối lại với nhau. Phía đầu của mỗi khúc được gắn 2 vòng tròn bằng thép lớn, khúc thứ nhất gọi là đầu Tiên, khúc cuối cùng gọi là chuôi Tiên. Tua màu gắn trên Tiên không được dài quá 20 cm và không được gắn bất cứ vật dụng gì khác. Với bài song xích thiết Kim Chi liên tục giành 3 huy chương vàng Giải vô địch toàn quốc 2021, 2022, 2023.
2.4 Đối luyện Binh khí chống Binh khí
- Biểu diễn : Phú Nhân, Quốc Kha, Quốc Huy.
Các tiết mục đối luyện luôn ẩn chứa những thế đánh có độ nhanh rất cao, mạnh mẽ, uy lực và biến ảo vô cùng. Binh khí trong tay nhập hồn mà tung thế, binh khí kết hợp với tấn pháp vững vàng, thân pháp uyển chuyển, ánh mắt định thần, đầu óc tập trung cao độ. Tay cầm song đao luôn ở thế thượng phong, công thủ toàn diện để chống trả với nhị trường thương luôn lăm lăm trên tay. có thể nói đối luyện trong võ cổ truyền Bình Định là phương pháp tập luyện làm cho chúng ta có phản xạ nhanh nhất, ra thế kịp thời, vận dụng đối luyện người tập võ luôn có sự tập trung giải quyết tình thế cấp bách
3. Tốp ca “Yêu lắm quê tôi Bình Định”
Sáng tác: Hoàng Hồng Ngọc
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Bạch Lan, Lê Tuyền, Thiên Nga, Bích Lĩnh, Võ Nương, Quỳnh Hương
4. Trích đoạn Ca kịch Bài chòi “Tình yêu bên sông”, trích trong vở “Chuyện tình làng võ”
Biểu diễn: Nghệ sỹ Kim Tiển trong vai Út Bự
Nghệ sỹ Xuân Hoàng trong vai Tung
Nghệ sỹ Quốc Tuấn trong vai Trác
Các nghệ sỹ: Duy Long, Anh Tuấn, Trung Hiếu, Chí Cường trong vai lính.
5. Biểu diễn võ thuật
Võ cổ truyền Bình Định là một di sản văn hóa phi vật thể, là bản sắc và nét đặc trưng văn hóa của một miền đất được danh là “Miền đất võ”. Võ Bình Định không chỉ là hình thức tự vệ, rèn luyện sức khỏe mà còn là phương cách trau dồi tâm tính, đạo lý. Vì vậy, đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội của người dân Bình Định. Trong thời gian qua, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án hỗ trợ các lò võ nhằm khôi phục những giá trị Võ cổ truyền của từng môn phái. Nhờ vậy, các lò võ đã được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, đã kích thích phong trào luyện tập và góp phần phát triển du lịch.
5.1 Lão Mai quyền
- Biểu diễn: Lê Thị Hồng Trang.
Lão mai độc thọ nhất chi vinh
Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành
Tấn nhất đoản thối hồi lão khởi
Phi nhất thác hoàn thối thanh đình
Tàng nha hổ dương oai thiết trảo
Triển giác long tất lực lôi oanh
Lão hầu thoái tọa liên ba biến
Hồ điệp song phi lão bạng sanh
Nguyệt quật song câu lôi điển chấn
Vân tôn tam tảo hổ xà thành
Lão mai quyền là một trong những bài quyền đặc trưng của Bình Định, phổ biến khá rộng rãi trong các làng võ ở Bình Định, với những yếu tố kỷ thuật, tạo nên hình nét vòng tròn trong thân pháp, bộ pháp, ra đòn nhanh mạnh, mềm dẻo khéo léo, các bộ tấn được sử dụng di chuyển vừa nhẹ nhàng vừa linh hoạt, như cội Mai già trước cơn gió lốc.Với bài Lão mai quyền Hồng Trang liên tiếp giành huy chương vàng các giải vô địch toàn quốc và đạt danh hiệu kiện tướng Quốc gia.
5.2 Thanh long độc kiếm
- Biểu diễn : Phạm Trường Thịnh.
Trong năm 2023 Trường Thịnh được Nhà nước tặng bằng khen của Ban Chấp hành Trung Ương đoàn với thành tích xuất sắc trong giải vô địch học sinh toàn quốc lần thứ III, tại tỉnh Khánh Hòa với 1 huy chương Bạc và huy chương đồng Quốc gia . Đây là vận động viên trẻ tuổi nhất tỉnh Bình Định được đào tạo bài bản từ nhỏ và mục tiêu sẽ thi đấu các giải trẻ những năm tiếp theo. Năm 2024, tiếp tục đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ - Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.
Điều đặc biệt, em là con trai của võ sư – kiện tướng Quốc gia Phạm Đình Khiêm, được cha truyền đam mê và dạy dỗ từ nhỏ. Với bài Thanh Long độc kiếm – là 1 trong những nội dung mà Bình Định đang giữ vững ở vị trí số 1 trên toàn quốc.
Tứ Phương Bái Tổ Kính Sư
Xuất Kiếm Thủ Bộ Dáng Người Uy Nghi
Long Thăng Trảm Thạch Liền Khi
Tầm Xà Sát Thích Vân Phi Liền Kề
Thanh Long Xuất Thế Trở Về
Quy Xà Phạt Thảo Tứ Bề Sát Kinh
5.3 Tam khúc côn
- Biểu diễn: Lê Quốc Huy.
Được trích trong quyển “Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp” do vị tổ Hư Minh biên soạn và truyền lại cho đến ngày nay. Bài Tam tiết côn có 66 hành pháp liên hoàn có tính liên tục với nhau, 3 khúc nối với nhau bằng một sợi dây xích, vừa tấn công lại vừa phòng thủ, tam khúc là loại binh khí có độ khó tương đối cao, đỡ trên ,đánh dưới , tả xung hữu đột làm cho đối phương không có đường thối lui. Đánh đông, đánh tây, đánh nam, đánh bắc, kết hợp kỹ thuật lăn lộn, thi triển bộ pháp cực kỳ nhanh nhạy, đánh quét liên hoàn.
5.4 Tiết mục Nam quốc Sơn hà
- Biểu diễn : CLB Trường THCS Lê Lợi.
Chuẩn võ sư Trần Thị Thảo Hiền là một nữ vận động viên kỳ cựu của đội võ cổ truyền tỉnh Bình Định với thành tích hơn 50 Huy chương vàng và là kiện tướng quốc gia. Một trong những tài năng sáng giá trong làng võ cổ truyền Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng. Và cho đến nay CLB trường THCS Lê Lợi được Thảo Hiền xây dựng và phát triển.
Gửi gắm đến khán giả tiết mục võ nhạc Nam quốc sơn hà- đến từ CLB trường THCS Lê Lợi.
6. Liên khúc dân ca khu V (lý thượng, lý vãi chài, lý ngựa ô)
Tiết mục "Liên khúc dân ca khu V"
Kết hợp sử dụng nhiều làn điệu Dân ca cổ, phong phú của Dân ca Liên khu V trước đây như: Lý thượng, Lý vãi chài, Lý ngựa ô để tạo nên một liên khúc dân ca hấp dẫn, sôi nổi, nhiều màu sắc khi trình diễn, nhằm ca ngợi tình yêu quê hương, đất đước và tình yêu lứa đôi trong sáng, chân thành, giản dị, mang lại cảm giác vui vẻ, phấn chấn trong lao động và sản xuất cho người dân.
Biểu diễn: Các nghệ sỹ: Trà Giang, Thuý Kiều, Nhị Hảo, Lê Tuyền, Thiên Nga, Quỳnh Hương, Bạch Lan, Bích Lĩnh, Trần Vân.
7. Trích đoạn “Bà tiều thăm con” trích trong vở Ca kịch Bài chòi “ Lâm Sanh - Xuân Nương”
Trích đoạn "Bà tiều thăm con"
Biểu diễn: - Nghệ sỹ Hồ Điệp vai Xuân Nương
- Nghệ sỹ Hồng Diễm vai Phu Nhân
- Nghệ sỹ Chí Cường vai Lâm Sanh
- Nghệ sỹ Võ Nương vai Bà Tiều
- Nghệ sỹ Xuân Hoàng vai Gia Đồng