CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG TỈNH PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM VÕ THẬT CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH TẠI QUẢNG TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NGÀY 22.4.2023

Thứ năm - 20/04/2023 03:57
1. Múa “Hái lá mùa xuân”
Thông qua các động tác múa thoăn thoắt, nhịp nhàng thể hiện hình ảnh các cô gái người dân tộc Rắc Lây rủ nhau ra rừng hái lá, với ước mong cho cây cối đâm chồi nảy lộc, một năm vụ mới mưa thuận gió hoà, cây cối xanh tươi, nhà nhà no ấm.
Sáng tác múa:  Cố NSND Đặng Hùng
Biểu diễn: Tốp nữ

HÁI LÁ
                                                                           
                                                                                 Tiết mục múa "Hái lá mùa xuân"
  2. Đơn nữ “Xuân quê hương
 Cùng với nghệ thuật Tuồng, nghệ thuật Bài Chòi là “món ăn tinh thần” không thế thiếu của người dân Bình Định. Nghệ thuật bài chòi đã được UNESCO công nhận
Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2017. Ngày nay, Bài chòi đã lan tỏa khắp đất nước và vượt đại dương ra thế giới.
 Với giai điệu đằm thắm ngọt ngào, thiết tha và sâu lắng, tiết mục đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước trong thời kỳ đổi mới.
 Tác giả:  Cố NSƯT- nhạc sỹ Gia Thiện
 Biểu diễn:  NSƯT Thanh Bình
 3. Biểu diễn võ thuật
Bình Định được mệnh danh là miền “đất võ - xứ văn chương”, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, nơi phát tích của triều đại nhà Tây Sơn. Với những chiến công hiển hách, lẫy lừng của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ. Nơi đây vẫn mãi được lưu giữ bảo tồn và phát huy cao độ nét văn hóa độc đáo Võ cổ truyền Bình Định cho đến ngày nay.
Kết quả giải vô địch trẻ và thiếu niên toàn quốc năm 2022, tại tỉnh Đồng Nai cho thấy. Trong 32 đoàn tham gia, với tổng số 500 vận động viên tham dự với thành tích đoàn Bình Định đứng nhất toàn đoàn (tổng cộng 18 HCV, 5 HCB, 6 HCĐ). Trong đó nội dung hội thi, Bình Định đã giành được 11 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ, Bình Định là đơn vị có số HCV nhiều nhất Việt Nam. Để chuẩn bị cho giải trẻ sắp tới tháng 6 năm 2023, tại tỉnh Quảng Ngãi sắp tới, việc biểu diễn phục vụ du lịch, quảng bá kết hợp việc Ban huấn luyện đã và đang chuẩn bị tâm lý, trạng thái thi đấu tốt nhất trong đó sự tự tin, bản lĩnh trước đám đông của vận động viên là cốt yếu.
3. 1 Song phượng kiếm - Biểu diễn : Thảo Hiền, Trúc Anh, Như Ý, Anh Ny, Kim Chi.
Bài Song phượng kiếm do Đô đốc Bùi Thị Xuân tự nghiên cứu chiêu thức mà soạn thành bài pháp này, trong thời kỳ bà huấn luyện đội tượng binh ở vùng đất Tây Sơn thượng. Theo lưu truyền buổi tập nào Bà cũng thấy một đôi chim phượng đậu trên cành cây đùa nhau, bay lượn xem bà tập, từ đó hằng đêm Bà mô phỏng những động tác bay lượn đùa nhau của đôi chim phượng, Bà soạnlôi long  nên bài pháp này, và sau đó truyền dạy xuống cho 5 người con gái là “Ngũ phụng tiên” theo bà đánh giặc, bài có tầm sát pháp rất cao. Bà soạn xong bài pháp này là ngày 20 tháng 12 năm Canh Dần (1770).
3.2 Lôi Long đao - Biểu diễn Lục Bùi Quốc Việt
Bắc sát kình phong, nam lôi thanh thế.
Thần đao đoạn kiếm, kiếm đoạn thương thần.
Trùng hình đoạn pháp, pháp đoạn hùng binh.
Lôi long lĩnh trảm, thiên địa tuần hoàn.
Vọng bái Hư Minh Tổ sư đài.
Do đô đốc Võ Văn Dũng Tự nghiên cứu chiêu thức soạn thành bài pháp này , tương truyền rằng đất Tây sơn địa hình hiểm trở, núi non trùng điệp để đường Lôi Long đao được nhuần nhuyễn, Võ Văn Dũng thường tới Thạch Hồ ở Hầm Hô để ngày đêm luyện tập. Những thế đá trơn trượt, rêu phong, là điều kiện tốt để ông luyện tấn thêm vững chắc. Bài Lôi Long Đao có 66 hành pháp liên hoàn, Theo nghệ thuật cấu trúc các pháp thao không bị trùng lập. Ông soạn xong bài pháp này tại vùng đất Tây Sơn Hạ vào mùa thu năm Mậu Tý (1768).
3.3 Đối luyện song đao đối kháng nhị trường thương
- Biểu diễn: Gia Hoàng, Gia Khang, Hoàng Phúc.
Các tiết mục đối luyện luôn ẩn chứa những thế đánh có độ nhanh rất cao, mạnh mẽ, uy lực và biến ảo vô cùng. Binh khí trong tay nhập hồn mà tung thế, binh khí kết hợp với tấn pháp vững vàng, thân pháp uyển chuyển, ánh mắt định thần, đầu óc tập trung cao độ. Tay cầm song đao luôn ở thế thượng phong, công thủ toàn diện để chống trả với nhị trường thương luôn lăm lăm trên tay. Có thể nói đối luyện trong võ cổ truyền Bình Định là phương pháp tập luyện làm cho chúng ta có phản xạ nhanh nhất, ra thế kịp thời, vận dụng đối luyện người tập võ luôn có sự tập trung giải quyết tình thế cấp bách.

ảnh võ 1

                                                                                   
                                                                                    Tiết mục biểu diễn võ thuật
 4. Trích đoạn “Phương Cơ qua ải
 Là một trích đoạn tiêu biểu, mẫu mực trong vở tuồng “Tam nữ đồ vương”. Lão Tạ hết lòng trung quân phò vua giúp nước nhưng con trai là Tạ Kim Hùng theo loài nghịch phản. Con gái là Tạ Phương Cơ lại thông minh, tài sắc vẹn toàn. Nàng nghe lời cha về kinh sư do thám tình hình địch. Trên đường đi, Phương Cơ đã mưu trí giả điên đánh lừa quân canh ải để hoàn thành nhiệm vụ. Nghệ thuật biểu diễn giả điên điêu luyện, hấp dẫn tạo thành trích đoạn mẫu mực trong Tuồng cổ Việt Nam.
Biểu diễn:  Nghệ sỹ Thu Thiện vai Phương Cơ              
                  Các nghệ sỹ: Ngọc Nhân, Tuấn Long vai quân canh ải
5. Đơn ca nam “Sáng mãi một tình yêu Quy Nhơn”
                     “Quy Nhơn một trang sách mới đi vào lòng người
                 Quy Nhơn màu xanh nắng mới sâu nặng tình người”
Bài hát ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp,  phản ánh sự đổi thay diện mạo qua từng ngày và tình người chứa chan, sâu nặng của mảnh đất Quy Nhơn thân yêu.
Sáng tác: Chung Thế Nghiệp
Biểu diễn: Nghệ sỹ Thanh Trực
6. Đơn ca nữ: “Một thoáng quê hương”
Với giai điệu ngọt ngào và lời nhạc ý nghĩa đã góp phần giúp cho người nghe cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương, đất nước với tà áo dài đặc trưng. Ca khúc còn thể hiện nét đẹp độc đáo, thú vị của dân tộc Việt Nam.
Sáng tác:  Nhạc sỹ Thanh Tùng
Biểu diễn: nghệ sỹ Minh Trang

20221210 210246

                                                                                         Tiết mục đơn ca nữ
7. Biểu diễn võ thuật
7.1 Bài Lão Mai quyền - Song diễn: Diệp Quốc Thắng, Cao Phạm Doanh Doanh HCV giải trẻ toàn quốc 2022
Lão mai quyền là một trong những bài quyền đặc trưng của Bình Định, phổ biến khá rộng rãi trong các làng võ ở Bình Định, với những yếu tố kỷ thuật, tạo nên hình nét vòng tròn trong thân pháp, bộ pháp, ra đòn nhanh mạnh, mềm dẻo khéo léo, các bộ tấn được sử dụng di chuyển vừa nhẹ nhàng vừa linh hoạt, như cội Mai già trước cơn gió lốc. Bài Lão mai quyền được tuyển chọn trong hội nghị chuyên môn võ cổ truyền Việt Nam năm 1994 làm bài qui định quốc gia, đưa vào hệ thống tập luyện và thi đấu trong toàn quốc.
Lão mai độc thọ nhất chi vinh
Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành
Tấn nhất đoản thối hồi lão khởi
Phi nhất thác hoàn thối thanh đình
Tàng nha hổ dương oai thiết trảo
Triển giác long tất lực lôi oanh
Lão hầu thoái tọa liên ba biến
Hồ điệp song phi lão bạng sanh
Nguyệt quật song câu lôi điển chấn
Vân tôn tam tảo hổ xà thành
7.2 Bát quái côn - Biểu diễn Nguyễn Hoàng Phúc
Bài bát quái côn có 86 hành pháp liên thao, theo nghệ thuật cấu trúc của bài các pháp thao không bị trùng lập. Bài Bát quái côn đựợc tuyển chọn trong hội nghị chuyên môn võ thuật cổ truyền Việt Nam vào năm 1995 làm bài qui định quốc gia, đưa vào hệ thống thi đấu các giải trong toàn quốc.
Phát bản linh thủ, xà vương khai môn
Long du điền hải, điểu thủy đăng thiên
Xuyên sơn định trận, nhất tướng ngũ môn
Bát quái đồng thần, lưỡng kê linh thủ
Vạn phụng như hoa, bát phương loạn xạ
Điểu trá yên phi, thạch thân xuất thế
Tứ Tướng hồi môn, lão tôn loạn đả
Triều bàn bát quái, độc giác chiến xa
Bạch xà long trận, đơn phụng triều dương
Kim thương trá thủ, phi xa yên thạch
Hoành sơn mạng nhện, thần ngư vũ thủy
Trung hải nhất trụ, độc linh yên bái
7. 3 Đồng diễn quyền thuật - Biểu diễn: Câu lạc bộ VCT Dưỡng sinh TP. Quy Nhơn
 Trong những năm trở lại đây phong trào tập luyện võ cổ truyền lan rộng đến quần chúng nhân dân từ thiếu nhi, thanh thiếu niên, đến các cụ già. Bình Định đã và đang trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng khi nghe đến vùng đất “ai ai cũng biết võ” từ cụ già cho đến trẻ nhỏ. Võ cổ truyền đã thấm sâu vào máu thịt của người dân Bình Định. Những động tác võ được biến đổi uyển chuyển, nhẹ nhàng cho phù hợp với độ tuổi 50 trở lên nhưng cũng không thiếu phần dũng khí được các cụ, các cô trong địa bàn thành phố Quy Nhơn tập luyện hăng say và ngày càng đông đảo người lớn tuổi tham gia. Với nhiều lợi ích về sức khoẻ, và đây đã trở thành món ăn tinh thần của người dân nơi đây.

NHỊ KHÍ CHU DU

                                                               
                                                                             Trích đoạn Tuồng "Nhị khí Chu Du"

8. Trích đoạn Tuồng“Nhị khí Chu Du
Trích trong tuồng “Giang tả cầu hôn”, đề cập đến nhân vật Chu Du - một tướng giỏi nên luôn tự đắc, ngạo nghễ về tài thao lược của mình. Tuy vậy, Y vẫn thua mưu quân sư Gia Cát Lượng trong việc cầm chân Lưu Bị làm rễ Đông Ngô nhằm đòi lại đất Kinh Châu. Vì vậy Chu Du đã tức khí mà thổ huyết đến chết. Với vũ đạo đẹp mắt, mang tính ước lệ đặc trưng của nghệ thuật Tuồng cùng phương thực hiện thực tả ý, giúp người xem được thưởng thức sự phong phú về không gian như: ở trong nhà, đứng trên bờ, bước xuống thuyền… dù chỉ thông qua động tác vũ đạo của người diễn viên trên sân khấu.
Biểu diễn:    Nghệ sỹ Thái Anh vai Chu Du
                    Nghệ sỹ Đức Thành vai quân chèo


 

Tác giả bài viết: Bài: Duy Linh- Thuý Hường; Ảnh: Thục Nương, Tư liệu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây